Chống thấm chân tường là một bước quan trọng trong việc bảo vệ ngôi nhà của bạn khỏi những hậu quả tiêu cực của nước và độ ẩm. Việc này không chỉ giúp ngăn chặn sự cố thấm nước gây hư hỏng cấu trúc, mà còn giúp duy trì môi trường trong lành, khô ráo cho không gian sống.
TÌM HIỂU NGUYÊN NHÂN GÂY THẤM CHÂN TƯỜNG
Nguyên Nhân Tự Nhiên
- Mưa lớn: Nước mưa lớn dâng cao lên từ khu vực ao hồ, sông suối hay các mạch nước ngầm chảy dọc theo tường, thấm qua các khe nứt, ngấm vào chân tường
- Nước ngầm dâng cao: Nước ngầm dâng cao do các điều kiện khách quan, khiến mực nước cao hơn và tiếp xúc với chân tường, gây áp lực lên chân tường, khiến nước thấm vào
- Độ ẩm không khí: Độ ẩm không khí cao, đặc biệt ở vùng khí hậu nhiệt đới, dễ khiến chân tường bị ẩm ướt, tạo điều kiện cho nấm mốc phát triển.
Mới nhất: Chống Thấm Tường Nhà Chuyên Nghiệp, Hiệu Quả – Tiết Kiệm Chi Phí
Nguyên Nhân Kỹ Thuật
- Kỹ thuật thi công không đúng: Thi công không đúng kỹ thuật, người thợ không sử dụng đủ vữa ximăng, gây ra lỗ rỗng giữa các viên gạch, xây dựng không có “giằng chống thấm” chân tường sử dụng vật liệu kém chất lượng, khiến chân tường dễ bị thấm nước
- Vật liệu xây dựng không đạt chuẩn: Vật liệu xây dựng không đạt chuẩn đúng kĩ thuật, chính là việc thợ xây sử dụng không đủ vữa xi măng, hoặc xi măng kém chất lượng không có khả năng chống thấm, dễ bị nước ngấm vào.
Nguyên Nhân Từ Hệ Thống Thoát Nước
- Ống thoát nước bị tắc nghẽn: Ống thoát nước bị tắc nghẽn, nước không thoát được, gây ứ đọng, thấm vào chân tường
- Hệ thống thoát nước không được thiết kế hợp lý: Hệ thống thoát nước không được thiết kế hợp lý, khiến nước mưa chảy dọc theo tường, gây thấm. Phổ biến nhất là ở vùng ẩm ướt nhiều như khu vực bếp, nhà tắm, nhà vệ sinh, sân thượng…
>>> Cập Nhật Tiêu Chuẩn Chống Thấm Trong Xây Dựng Bản Mới Nhât Năm 2024
HẬU QUẢ CỦA CHÂN TƯỜNG BỊ THẤM
Ảnh hưởng đến kết cấu công trình: Nước thấm vào chân tường, gây ẩm ướt, làm giảm độ bền, dẫn đến kết cấu hạ tầng của tường bị phá hủy. Gây giảm tuổi thọ, độ bền của toàn bộ công trình. Tốn kém chi phí cải tạo, sửa chữa
Gây nấm mốc, ẩm mốc: Môi trường ẩm ướt tại chân tường là điều kiện lý tưởng cho nấm mốc phát triển. Nấm mốc, rong rêu mọc bám trên tường không chỉ gây mùi hôi khó chịu mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe, gây các bệnh về đường hô hấp, dị ứng và hen suyễn. Đặc biệt, trẻ nhỏ và người già là những đối tượng dễ bị ảnh hưởng nhất
Làm giảm tính thẩm mỹ của công trình: Chân tường bị thấm nước thì sơn nước bị loang lổ từng mảng lớn, dần xuất hiện mốc đen hoặc mọc rêu xanh… Điều này khiến công trình sẽ xấu đi, làm giảm đi vẻ đẹp vốn có của căn nhà, mất đi tính thẩm mỹ nghiêm trọng.
>>> Chống Thấm Mái Tôn Giáp Tường Hiệu Quả – Uy Tín
Tầm Quan Trọng của Chống Thấm Chân Tường Nhà
Bảo vệ kết cấu công trình: Chống thấm chân tường là một biện pháp thiết yếu để bảo vệ kết cấu của ngôi nhà. Nếu không được chống thấm chân tường đúng cách, nước có thể thấm qua các bức tường và làm hỏng lớp bê tông, gây ra hiện tượng xói mòn và làm yếu đi kết cấu tổng thể của công trình
Ngăn ngừa nấm mốc, ẩm mốc: Một trong những lợi ích quan trọng của việc chống thấm chân tường là ngăn ngừa sự phát triển của nấm mốc và ẩm mốc. Khi tường nhà bị thấm nước, độ ẩm tăng cao sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho nấm mốc phát triển. Điều này không chỉ làm hỏng bề mặt tường mà còn gây hại cho sức khỏe của người ở
Tăng tính thẩm mỹ cho công trình: Chống thấm chân tường không chỉ mang lại lợi ích về mặt kỹ thuật mà còn góp phần nâng cao tính thẩm mỹ của ngôi nhà. Tường bị thấm nước thường xuất hiện các vết ố vàng, nấm mốc và loang lỗ bong tróc, làm mất đi vẻ đẹp ban đầu của công trình.
CÁC DẤU HIỆU NHẬN BIẾT CHÂN TƯỜNG BỊ THẤM NƯỚC
- Chân tường xuất hiện vết ẩm ướt: Vết ẩm ướt thường xuất hiện ở chân tường, đặc biệt là sau khi trời mưa, hoặc nếu bạn thấy nước từ chân tường chảy ra thì đó là dấu hiệu rõ nhất
- Chân tường xuất hiện nấm mốc: Nếu có rong rêu hình thành, nấm mốc thường xuất hiện ở những nơi ẩm ướt trên chân tường thì đó cũng là dấu hiệu bị thấm nước
- Tường bị bong tróc: Nước thấm vào tường làm giảm chất lượng sơn, gây ẩm ướt, khiến lớp sơn bị bong tróc, loang lỗ, các vị trí bị bong chóc thường ẩm và ướt.
- Tường xuất hiện vết nứt: Nước thấm vào tường, gây áp lực, khiến tường bị nứt, hình thành các rãnh nứt có độ ẩm và ướt.
Có thể bạn quan tâm: Chống Thấm Tầng Hầm Hiệu Quả 100% – [Báo Giá Mới Nhất 2024]
TOP 7 CÁCH CHỐNG THẤM CHÂN TƯỜNG NĂM 2024
1. Sử Dụng Gạch Men, Đá Trang Trí Để Chống Thấm Chân Tường
Truyền thống sử dụng gạch men hoặc đá trang trí để ốp chân tường xuất phát từ mong muốn làm đẹp ngôi nhà đồng thời ngăn ngừa hiện tượng ngấm nước. Tuy nhiên, cách chống thấm chân tường này chỉ sử dụng gạch hoặc đá mà không có biện pháp chống thấm trước lại là một sai lầm.
Khi ốp gạch hoặc đá lên cao từ 1 đến 2 mét xung quanh chân tường, bức tường sẽ bị hạn chế khả năng thoát hơi ẩm, dẫn đến nhanh chóng xuống cấp. Hơn nữa, gạch và đá không thể hoàn toàn kín, gây giữ ẩm và cuối cùng thấm ngược trở lại vào tường. Vì thế, phương pháp này không nên được áp dụng nếu muốn chống thấm chân tường một cách hiệu quả.
2. Sử Dụng Các Loại Giấy Dán Tường Xử Lý Thấm Chân Tường
Một trong các phương pháp cũng được các chủ hộ sử dụng rất nhiều đó là giấy dán tường. Nhiều người cho rằng xử dụng giấy dán chống thấm chân tường sẽ tiết kiệm và hiệu quả. Tuy nhiên, cách chống thấm chân tường này chỉ có thể là phương án tạm thời để che các dấu hiệu thấm ở chân tường và khi hướng tới lâu dài cần có 1 phương pháp khác hiệu quả hơn.
3. Tạo Dầm Cách Ẩm Bằng Cách Đục Chân Tường Và Rót Vữa
Cách chống thấm chân tường bằng phương pháp đục và sử dụng vữa rót cũng được xem là phương pháp tương đối hiệu quả, thực tế, khả thi hơn so với phương pháp sử dụng giấy gián tường hay dùng gạch ốp.
Tuy nhiên, khi thi công thì phương pháp này cũng có nhược điểm là có thể dẫn đến hiện tượng bị sụt bê tông, gây nứt tường. Vì thế, đây cũng là phương pháp mà nhiều gia chủ vẫn e ngại khi sử dụng chống thấm chân tường.
4. Sử Dụng Hỗn Hợp Bột Trét Tường Để Chống Thấm Chân Tường
Đây là phương pháp mà thợ thi công sẽ đục một lớp vữa trát sát chân tường, cao khoảng 0.5 đến 1m sau đó, tiến hành quét một lớp chất chống thấm gốc xi măng, tiếp theo trát lại bằng một lớp vữa có trộn phụ gia chống thấm Neomax Latex Eco.
Phương này hiệu quả cao, không ảnh hưởng đến kết cấu tòa nhà nhưng trong một vài trường hợp nhỏ đối với tường trát, nước vẫn có thể thấm từ từ qua mao mạch và gây thấm. Chống thấm chân tường là 1 việc khó cần phải thật sự đáng để tâm.
5. Sử Dụng Lưới Polyester Chống Thấm Chân Tường
Lưới gia cố polyester được sản xuất và đóng gói dưới dạng từng cuộn lớn, thành phần chủ yếu từ 100% polyester nhiệt hạch. Sản phẩm này thường có các kích thước phổ biến và đa dạng là khổ 10cm, 15cm và 20cm, giúp người dùng dễ dàng lựa chọn theo mục đích sử dụng cụ thể.
Chức năng của lưới gia cố polyester tương tự như lưới thủy tinh chống thấm, với khả năng chịu lực căng tốt. Các sợi của lưới không xếp theo một hướng nhất định, làm cho lưới polyester trở thành vật liệu bổ sung hiệu quả cho lớp chống thấm, đặc biệt tại các vết nứt trên mái nhà và gia cố các góc chân tường. Đây là phương pháp hiệu quả và khả thi để thực hiện chống thấm chân tường.
6. Chống Thấm Chân Tường Bị Thấm Nước Bằng Water Seal
Water Seal là vật liệu ứng dụng để chống thấm chân tường, đặc tính cơ bản của loại Sika Water Seal này là có thể thẩm thấu vào bề mặt bê tông sau đó sẽ tạo thành phản ứng Silic phát triển Gel để lấp kính các lỗ li ti giúp ngăn chặn nước có thể thấm qua bề mặt.
Lưu ý: Định Mức Sika Latex – Gia Tăng Hiệu Quả Sử Dụng
7. Sử Dụng Sika Để Chống Thấm Chân Tường
Sika là một trong những loại vật liệu chống thấm cao cấp được rất nhiều người biết đến và được tin dùng tuy nhiên khi áp dụng vào quá trình chống thấm chân tường nhà, khi dùng Sika chống thấm ta cần quan tâm đến các điều kiện, và các yêu cầu cho từng công trình
Sika Lite: Dùng để pha trộn và sau đó trám vào các mao dẫn và các lỗ hổng trong bê tông nhằm làm kín không gian các lỗ thấm
Sikagard: Ngăn ngừa rêu mốc, chất bẩn đọng và bám trên tường và tăng cường độ cứng.
Sikatop Seal: Chống lại sự thẩm thấu của nước không để chất lỏng thấm qua, điểm sương hay những nơi có áp lực thấm thấp mang lại hiệu quả cao.
NHỮNG SAI LẦM KHI CHỐNG THẤM CHÂN TƯỜNG
- Sử dụng vật liệu chống thấm không phù hợp: Sử dụng vật liệu chống thấm không phù hợp với loại tường, điều kiện thời tiết, dẫn đến hiệu quả chống thấm kém. Mất chi phí sửa chữa, bảo dưỡng liên tục
- Thi công không đúng kỹ thuật: Thi công không đúng kỹ thuật, sử dụng sai phương pháp chống thấm, khiến lớp chống thấm lâu ngày bị bong tróc, loang lỗ giảm hiệu quả bảo vệ chân tường
- Không xử lý nguyên nhân gây thấm: Chỉ xử lý triệu chứng ngắn hạn mà không giải quyết nguyên nhân gây thấm, dẫn đến tình trạng thấm nước tái diễn, tốn kém chi phí bảo dưỡng, thay thế phụ tùng.
THỢ GIÚP VIỆC – ĐƠN VỊ CHỐNG THẤM CHÂN TƯỜNG CHẤT LƯỢNG
Thợ Giúp Việc là đơn vị chuyên nghiệp, uy tín trong việc chuyên cung cấp sản phẩm và dịch vụ chống thấm chân tường chất lượng sở hữu đội ngũ thợ thi công chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm, sử dụng vật liệu chống thấm chất lượng cao. Thợ Giúp Việc cam kết mang đến cho Khách hàng giải pháp chống thấm hiệu quả, bền vững, giá cả hợp lý.
- Email: thogiupviec@gmail.com
- Tư vấn nhanh: 0888 203 779
- Địa chỉ: 618/34 Âu Cơ, Phường 10, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.