Hiện nay trong quá trình xây dựng, các chủ nhà đã chú trọng nhiều đến dịch vụ chống thấm, đặc biệt là với tình trạng biến đổi khí hậu thất thường như hiện nay. Tuy nhiên vẫn còn khá nhiều người bị mơ hồ về dịch vụ này. Vậy chống thấm là gì? Các tiêu chuẩn chống thấm trong xây dựng như thế nào? Tất cả sẽ được Thợ Giúp Việc đi sâu tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau đây. Hãy cùng theo chân Thợ Giúp Việc để tìm hiểu rõ hơn qua bài viết dưới đây nhé!
Chống Thấm Là Gì?
Chống thấm là quá trình làm một vật thể hoặc một cấu trúc không bị thấm nước hay chống lại được sự xâm nhập của nước trong các điều kiện nhất định. Chống thấm được ví như một lớp áo mưa giúp bảo vệ công trình ra khỏi những tác hại của nước và độ ẩm.
Trong xây dựng, hầu như những công trình lớn và quan trọng như trung tâm thương mại, chung cư, tòa nhà cao tầng, cao ốc,…đều được thi công chống thấm cực kỳ công phu. Tuy nhiên với những công trình nhà ở, nhiều gia chủ vẫn chưa đánh giá đúng lợi ích của việc chống thấm nên công tác thi công chống thấm dột chưa được chú trọng ngay từ khâu ban đầu. Đa phần gia chủ đều chỉ tiến hành thi công chống thấm khi công trình đã bị thấm dột.

Tham khảo thêm: “Những dịch vụ chống thấm tại Thợ Giúp Việc“
Các Nguyên Nhân Thấm Và Cách Khắc Phục Của Từng Loại

Trần nhà bị thấm
Nguyên nhân trần nhà dột thấm nước và cách khắc phục
Có nhiều trường hợp thấm nước khác nhau do các nguyên nhân khác nhau mà có thể kể đến một số tình huống thường gặp như sau:
-
- Thấm ở trần nhà, sân thượng
- Thấm ở trần nhà, sân thượng
- Trần nhà ở đây có thể được hiểu là trần thạch cao, trần bê tông hay bất kỳ chất liệu nào khác.
Những loại thiệt hại trần nhà có thể phải gặp do tình trạng thấm:
-
- Vết bẩn trên trần nhà: Nếu trần nhà của bạn vốn được sơn một lớp sơn màu trắng sáng đẹp thì bất kỳ sự đổi màu nào chắc chắn sẽ thu hút mọi ánh nhìn. Vết bẩn trên trần nhà có nhiều màu sắc và hình dạng khác, nhưng khi chúng dần xuất hiện, không thể phủ nhận rằng có thể trần nhà bạn đang bị thấm.
- Vết nứt trần: Vết nứt có thể hình thành trên trần nhà theo hình mạng nhện hoặc vết xẻ dài.
- Trần bị xệ: Đối với hầu hết các phần, trần nhà phải bằng phẳng và thẳng thớm. Nếu trần nhà của bạn bị chùng xuống hoặc bắt đầu xệ ở một vị trí nào đó thì bạn có thể nghĩ đến việc chống thấm tường nhà.
- Sơn bong tróc: Trừ khi trần nhà của bạn không được sơn lại trong nhiều thập kỷ, nếu sơn trên trần nhà của bạn bị nứt hoặc bong tróc, đó có thể là dấu hiệu của sự cố.
Nguyên nhân hư hỏng trần và các cách khắc phục
Rò rỉ nước
-
- Các vết bẩn trên trần nhà, vách thạch cao bị chảy xệ, sơn bong tróc thường là dấu hiệu của nước đang rò rỉ trên vách thạch cao trần nhà của bạn. Các loại hư hỏng từ mái nhà, bao gồm mất mái che, máng xối và mái tole bị mục là một thủ phạm. Nguồn gốc của vấn đề cũng là đường ống bị vỡ hoặc vòi nước rò rỉ từ phòng tắm trên lầu, đường ống hộp gen bị vỡ, đường thoát nước trên sân thượng bị tắt nghẽn do rác thải, lá cây…
- Để giải quyết loại thiệt hại này trước tiên cần xác định và sửa chữa nguồn gốc rò rỉ nước, sau đó làm khô khu vực này và sửa chữa mọi hư hỏng trần nhà tại bước cuối cùng.
Độ ẩm quá nhiều
-
- Nước rò rỉ, vết bẩn trần nhà được gây ra bởi các khu vực trong nhà của bạn có độ ẩm hoặc khả năng ngưng tụ quá cao. Các phòng ẩm ướt, chẳng hạn như phòng tắm và nhà bếp dẫn đến trần nhà bị mốc và nấm mốc.
- Để tránh điều này xảy ra thì nên lắp đặt máy thông gió thích hợp và sử dụng máy hút ẩm khi cần thiết. Khi lắp đặt quạt hút, cần đảm bảo ống dẫn vào không gian áp mái được cách nhiệt đúng cách để tránh hơi ẩm biến thành vết bẩn ngưng tụ.
Tường nhà bị thấm
Dấu hiệu cho thấy nhà bạn bị thấm tường
Bất kỳ chuyên gia về chống thấm nào cũng nói với bạn rằng yếu tố quan trọng nhất trong việc xác định mức độ, chi phí của thiệt hại do thấm tường là bạn có thể phát hiện ra thiệt hại nhanh như thế nào và phương pháp bắt đầu khắc phục. Một số dấu hiệu thiệt hại do nước gây ra dễ phát hiện, trong khi những dấu hiệu khác đòi hỏi một chút về kiến thức chuyên môn. Tuy nhiên, nếu bạn nghi ngờ rằng tường nhà bị thấm thì nên đề phòng các dấu hiệu sau:
-
- Những điểm sẫm màu hoặc vết ẩm ướt trên tường.
- Vách thạch cao bắt đầu bong tróc hoặc nứt nẻ.
- Điểm ướt, nhỏ giọt hay vũng nước xung quanh đường ống nước âm trong tường.Một mùi ẩm ướt hoặc mốc meo đột nhiên xuất hiện, cũng có thể có mùi nước thải đến từ bất kỳ hệ thống ống nước.
- Nghe nước chảy ngay cả khi tất cả các thiết bị sử dụng nước đã được tắt hoàn toàn.
- Hóa đơn tiền sử dụng nước tăng đột ngột có thể là dấu hiệu của sự rò rỉ ẩn bên trong.
- Đột nhiên cảm thấy ẩm ướt hay ẩm ướt bất thường kiểu như mồ hôi rịn trên tường nhà.
Các nguyên nhân cho thấy dấu hiệu gây thấm tường
-
- Hệ thống ống nước cấp hay nước thải âm tường bị rò rỉ.
- Nước rò rỉ thấm từ hộp gen kỹ thuật, từ mảng tường phía bên kia hoặc từ trần thấm xuống tường,…
- Đường ống nước dưới sàn nhà bị rò rỉ cũng có thể gây hiện tượng thấm ngược lên chân tường.
- Máng xối, hộp thu nước phía trên tường bị nghẹt, hư hỏng gây nên sự cố tràn nước xuống.
- Tường nhà bị thấm từ phía bên ngoài do mưa kéo dài, do tường chống thấm không tốt hoặc do không có đường thoát nước kịp.
Phương pháp chống thấm tường nhà
Bước 1: Khắc phục các vấn đề rò rỉ hoặc thoát nước gây nên tình trạng tường bị thấm nước.
-
- Đây là bước đầu tiên tốt nhất có thể vì nó khắc phục được nguyên nhân gây hư hỏng ban đầu. Khắc phục rò rỉ hay không thoát nước ngăn ngừa thiệt hại xấu hơn hoặc xảy ra lần nữa.
Bước 2: Làm sạch tường.
-
- Nếu tường bị ẩm ướt, xuất hiện nấm mốc hoặc có nấm mốc, hãy làm sạch nó bằng hỗn hợp pha loãng của thuốc tẩy clo và nước. Sau đó đợi cho nó khô là được (bạn có thể sử dụng lò sưởi hoặc máy sấy thổi để tăng tốc quá trình).
Bước 3: Áp dụng sơn lót hay sơn lót gốc nước.
- Điều này sẽ giúp cho bức tường không bị nước làm hỏng trở lại và cho phép sơn bám tốt trụ tốt hơn trên tường. Sau đó sơn hoàn thiện tất cả.
Chống thấm sàn nhà vệ sinh
Thấm nhà vệ sinh
Phải mất nhiều thời gian, năng lượng và tiền bạc để tháo dỡ các thiết bị đã được lắp đặt, gỡ các viên gạch để tìm ra nguyên nhân gây hư hỏng hoặc thấm nước trong phòng tắm. Vì vậy, hãy chắc chắn hệ thống ống nước thường xuyên được kiểm tra và sau đó sửa chữa ngay hay làm mới mọi bộ phận có dấu hiệu hư hỏng dù là nhỏ nhất để tiết kiệm nỗ lực tốn kém trong tương lai gần.
Dấu hiệu của sàn, tường nhà vệ sinh bị thấm
Mùi ẩm mốc
-
- Ngay cả khi không có một vấn đề rõ ràng nào, mùi ẩm ướt dai dẳng trong phòng tắm sẽ là báo động đỏ cho bạn. Nếu bạn cảm nhận được mùi khó chịu cụ thể ngay cả khi phòng tắm dường như đã khô hoàn toàn sau khi được làm sạch kỹ lưỡng thì hãy tin rằng độ ẩm đang tích tụ và nấm mốc đang phát triển phía sau bề mặt của thiết bị hoặc vật liệu trong phòng tắm.
- Vì vậy, cách tốt nhất của bạn là gọi ngay trợ giúp từ dịch vụ chống thấm chuyên nghiệp để nhanh chóng xác định vấn đề và giúp bạn tránh được nhiều bất tiện cũng như chi phí không cần thiết.
Dấu hiệu đáng ngờ trên tường phòng tắm
-
- Tường bị ố, sơn phồng rộp chỉ là bước đầu tiên của một thảm họa đang đến gần. Nếu nước nhỏ giọt sau các bức tường thì có lẽ bạn sẽ phải đối phó với một đường ống bị rò rỉ. Khi tường phòng tắm hấp thụ nước, nó sẽ phồng lên và mềm hơn, thậm chí hơi ướt khi chạm vào.
- Quá trình này thường xảy ra chậm, vì vậy ban đầu các bức tường sẽ xuất hiện một chút không đồng đều về màu sắc. Sự không chắc chắn về bản chất của vấn đề sẽ khiến bạn giảm sự cảnh giác, do đó cho phép các vấn đề rất nghiêm trọng phát triển.
Sàn nhà hư hỏng
-
- Các sàn phòng tắm đều được thiết kế để được bao phủ trong nước, vì vậy chúng sẽ ở trong tình trạng tốt trừ khi sự cố rò rỉ phát triển. Tuy nhiên, độ ẩm kéo dài dưới sàn sẽ gây ra vết nứt, vênh và ố, vì vậy nếu bất kỳ thứ nào trong số này xuất hiện trong phòng tắm của bạn thì hãy cảnh giác ngay.
Phương pháp chống thấm nhà vệ sinh/ toilet chính
Đọc qua các dấu hiệu thấm nước bên trên ta có thể thấy được nguyên nhân chính gây ra thấm tường và sàn nhà là do rò rỉ nước từ đường ống hoặc thiết bị liên quan. Vì vậy cách sửa chữa chính để chống thấm nhà vệ sinh bao gồm:
-
- Khắc phục tình trạng gạch bị nứt hoặc vữa bị thiếu, chấm dứt ngay tình trạng nước rò rỉ vào sàn hoặc tường.
- Sửa chữa, thay thế các đầu vòi hoa sen và tất cả các vòi để tránh việc rò rỉ và bị nhỏ giọt.
- Khắc phục tình trạng rò rỉ đáng chú ý ngay lập tức và thay thế bất kỳ bộ phận cũ rỉ sét trong đường ống nước, thiết bị.
- Xử lý khu vực thoát nước – Giữ cho chúng luôn sạch sẽ và không bị tắc nghẽn bằng cách thay phễu thoát sàn, lắp đặt lại phễu, ống thoát nước.
- Gỡ bỏ Toilet và lắp đặt lại đúng kỹ thuật, tránh trường hợp lệch tâm ống thải làm thấm sàn.
- Lắp đặt quạt hút chất lượng. Chúng sẽ giúp hạ thấp độ ẩm hay ngăn chặn hiệu quả sự tích tụ độ ẩm quá mức.
Tham khảo thêm: “Tìm hiểu những thông tin về chống thấm sân thượng“
Các Tiêu Chuẩn Chống Thấm Trong Xây Dựng

Tiêu chuẩn chống thấm trong xây dựng rút ra từ TCVN 367 : 2006
Tiêu chuẩn của xây dựng việt nam TCXDVN 367 : 2006 (vật liệu chống thấm trong xây dựng) hiện là tiêu chuẩn duy nhất giúp công nhân, kỹ sư có cái nhìn bao quát về công việc chống thấm. Ngoài tiêu chuẩn chủ yếu này, còn có một số tiêu chuẩn khác liên quan đến chống thấm như :
-
- TCVN 9065:2012 – Vật liệu chống thấm, sơn nhũ tương bitum chống thấm
- TCVN 9974:2013 – Vật liệu xảm chèn khe, vết nứt, thi công nóng, dùng cho mặt đường bê tông xi măng hay mặt đường bê tông nhựa.
- TCVN 9345:2012 – Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép – Hướng dẫn kỹ thuật phòng chống nứt dưới tác động khí hậu nóng ẩm.
- TCVN 5718:1993, Mái hay sàn bê tông cốt thép trong công trình xây dựng – Yêu cầu kỹ thuật chống thấm nước.
Dựa vào các tiêu chuẩn trên. Chúng tôi cũng đã phân ra loại vật liệu, cách thi công và nguyên lý chống thấm sao cho khoa học nhất có thể.
Phân loại theo nguồn gốc vật liệu
-
- Vật liệu có nguồn gốc vô cơ: Các vật liệu có gốc bitum và xi măng. Vật liệu IBST của Viện khoa học công nghệ xây dựng Việt Nam là vật liệu đầu tiên có nguồn gốc vô cơ do Việt Nam sản xuất ra. Ứng dụng chủ yếu trong vữa không co ngót hay vữa tự san và tự chảy. Chống thấm và chống mài mòn.
- Vật liệu có nguồn gốc hữu cơ: Vật liệu Intoc của Việt Nam điển hình cho vật liệu này. Vật liệu có nguồn gốc hữu cơ thường thân thiện môi trường và không độc.
- Vật liệu hỗn hợp (vô cơ và hữu cơ): Rất phổ biến trên thị trường và thường có hai thành phần trộn với nhau.
Phân loại theo trạng thái vật liệu
Dạng lỏng
-
- Dung môi nước
- Dung môi hữu cơ
- Không có dung môi
Dạng Paste (dạng hồ – keo -): Là dạng hỗn hợp chống thấm có dạng sệt như vữa hoặc sơn epoxi
-
- Một thành phần
- Nhiều thành phần (thường có 2 thành phần khô và lỏng trộn vào nhau)
Dạng rắn
-
- Dạng hạt: Phổ biến là màng chống thấm HDPE (thương hiệu HSE) sản xuất từ những hạt nhựa polyethylene tỷ trọng cao và hạt carbon đen, có đa dạng các loại và kích cỡ khác nhau, độ dày phổ biến từ 0.5 mm – 2.0 mm.
- Dạng thanh: Phổ biến là thanh cản nước hay thanh trương nở (waterstop) có cấu tạo từ cao su có tính trương nở cao khi gặp nước. Được dùng trong thi công mạch ngừng hoặc cổ ống.
- Dạng băng: Waterbars. Người thi công nền móng các tòa nhà cao tầng chắc không lạ với loại vật liệu này. Đặt băng cản nước yêu cầu bắt buộc tại các mạch ngừng của tầng hầm. Loại băng này được làm từ nhựa PVC có cấu tạo đặc biệt giúp ngăn cản bất kỳ sự thẩm thấu do nứt vỡ nào tại mạch ngừng.
- Dạng tấm trải: Đây là loại phổ biến trên thị trường. Tấm trải làm bằng Bitum được gia cố thêm sợi thủy tinh hay lớp khoáng (cát hoặc đá). Tấm trải có khổ rộng tiêu chuẩn 1m. Chất lượng của tấm trải phụ thuộc chất lượng của Bitum làm ra chúng. Nếu Bitum kém thường dẫn đến lúc thi công sẽ bị bục màng hoặc chảy không đều và bám dính kém. Bitum tinh chế sẽ không có hiện tượng này. Các tấm trải mặt cát xuất xứ từ Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ thường có chất lượng gia công kém hơn so với các tấm trải có chất lượng từ Châu Âu hoặc tuân theo tiêu chuẩn Châu Âu (EU).
Phân loại theo nguyên lý chống thấm
Ở đây chúng tôi quay lại định nghĩa thế nào là chống thấm? Theo wikipedia chống thấm là việc ngăn chặn nước dưới dạng lỏng thâm nhập xuyên qua và lan tràn vào trong một vật dụng nào đó trong những điều kiện quy định.
Bạn có thể hiểu một cách đơn giản hơn: Chống thấm là cách ngăn nước hay chuyển hướng dòng nước (hơi ẩm) thấm sâu vào hạng mục cần xử lý. Việc ngăn hay chuyển hướng này có 3 cách:
-
- Chống thấm bề mặt: Chuyển hướng dòng nước và hơi ẩm. Các dạng tấm trải Bitum và sơn chống thấm là điển hình cho nguyên lý này. Về bản chất là bề mặt cần chống thấm được cách ly hoàn toàn khỏi nguồn gây thấm. Nếu màn hay tấm trải Bi Tum bị thủng, rách thì sẽ dẫn đến bị thấm bình thường.
- Chống thấm toàn khối: Ngăn nước từ bên trong và phối trộn với vật liệu chống thấm để cả khối vật liệu trở nên có tính kháng nước. Phương pháp này thường dùng để chống thấm từ đầu ngay từ khi thi công các Công trình. Tại các khu vực xung yếu như nhà vệ sinh, nhà tắm, hố thang máy, seno. Cần bắt buộc thi công theo hình thức này. Giá cả vật liệu loại này cũng không quá đắt. Phù hợp với túi tiền của người Việt Nam.
- Chống thấm chèn, lấp đầy: Vật liệu chống thấm sau khi được phun, quét lên bề mặt vật liệu sẽ thẩm thấu sâu vào bên trong vật liệu, chèn và điền đầy các mạch mao dẫn, kẽ hở giữa các hạt cốt liệu, giúp cho vật liệu trở nên kháng nước, kháng ẩm. Phương pháp này thường chỉ biến bề mặt ngoài của vật liệu trở lên kháng nước. Độ dày của lớp kháng nước vào khoảng 5-10 mm (tùy vào thành phần cấu tạo của vật liệu đó).
Một số tiêu chuẩn chung về chống thấm trong xây dựng bạn nên biết
Tiêu chuẩn chống thấm đối với vật liệu có gốc xi măng
-
- TCVN 4787: 2009: Xi măng – Phương pháp lấy mẫu và chuẩn bị mẫu thử.
- TCVN 7239: 2014: Bột bả tường gốc xi măng poóc lăng.
Tiêu chuẩn chống thấm đối với sơn bitum
-
- Độ phủ: <= 140g/m2
- Độ mịn:<= 35mm
- Độ nhớt quy ước, đo ở 27°C ± 2°C: từ 20 – 40 giây.
- Hàm lượng các chất không bay hơn: >= 50%.
- Thời gian khô bề mặt: <= 12h.
- Độ bám dính của màng trên nền bê tông: <= 2 điểm
- Khả năng chịu nhiệt: >= 70 độ C.
- Thời gian khô hoàn toàn: <= 48h.
- Độ bền uốn: <= 1mm.
- Độ xuyên nước: >= 24h.
- Độ bền lâu: >= 30 chu kỳ.
Một số tiêu chuẩn dành cho nhóm sơn, chống thấm
-
- TCVN 2090: 2007, Sơn, vecni và nguyên liệu cho sơn và vecni – Lấy mẫu
- TCVN 2093: 1993, Sơn – Phương pháp xác định hàm lượng chất rắn và chất tạo màng
- TCVN 2096: 1993, Phương pháp xác định độ khô và thời gian khô
- TCVN 2097: 1993, Sơn – Phương pháp cắt xác định độ bám dính của màng
- TCVN 2099: 2013, Sơn và vecni – Phép thử uốn (trục hình trụ)
- TCVN 2100-2: 2007, Sơn và vecni – Phép thử biến dạng nhanh (độ bền va đập) – Phép thử tải trọng rơi, vết lõm có diện tích nhỏ
- TCVN 8267-3: 2009, Silicon xảm khe kết cấu xây dựng – Xác định độ cứng Shore A
- TCVN 8267-4: 2009, Silicon xảm khe kết cấu xây dựng – Xác định ảnh hưởng của lão hóa nhiệt đến sự tổn hao khối lượng, tạo vết nứt và phấn hóa
- TCVN 8267-6: 2009, Silicon xảm khe cho kết cấu xây dựng – Xác định cường độ bám dính
- TCVN 8653-4: 2012, Sơn tường dạng nhũ tương – Xác định độ bền rửa trôi của màng sơn
- TCVN 8653-5: 2012, Sơn tường dạng nhũ tương – Xác định độ bền chu kỳ nóng lạnh của màng sơn
- TCVN 9067-2: 2012, Tấm trải chống thấm trên cơ sở bitum biến tính – Xác định độ bền chọc thủng động
- TCVN 9067-3: 2012, Tấm trải chống thấm trên cơ sở bitum biến tính – Xác định độ bền nhiệt
Đây là những chia sẻ của chúng tôi về: Các tiêu chuẩn chống thấm trong xây dựng mới. Mong rằng, bạn sẽ có thêm kiến thức hay và hấp dẫn sau khi đọc xong bài viết này.
Tham khảo thêm: “Tìm hiểu về phương pháp chống thấm ngược“
Lưu Ý Quan Trọng Khi Lựa Chọn Đơn Vị Chống Thấm

Nắm bắt nhu cầu chống thấm ngày càng cao của khách hàng, các đơn vị cung cấp dịch vụ cũng ra đời ngày càng nhiều. Dưới đây là một số lưu ý quan trọng khi chọn đơn vị thi công chống thấm mà các bạn cần nắm rõ để đảm bảo quyền lợi của mình:
Chọn đơn vị có kinh nghiệm thi công chống thấm. Họ sẽ tư vấn giúp bạn phương pháp chống thấm hiệu quả cho từng hạng mục công trình.
Chọn dịch vụ chống thấm chuyên nghiệp với quy trình thi công đúng chuẩn sẽ đảm bảo hiệu quả chống thấm triệt để nhất. Chú ý đến tiến độ thi công. Theo đó, bạn hãy ưu tiên đơn vị cam kết thi công nhanh chóng mà vẫn đảm bảo được chất lượng cao. Tránh đơn vị thi công ì ạch và làm ảnh hưởng đến kế hoạch sử dụng công trình của bạn.
Giá cả là điều bạn không nên bỏ qua. Những đơn vị uy tín sẽ có báo giá cách rõ ràng, minh bạch và cụ thể. Đồng thời chi phí cạnh tranh và không quá cao so với mặt bằng chung.
Cuối cùng sẽ là chế độ bảo hành, chống thấm là dịch vụ đặc thù. Do vậy bạn cần chọn đơn vị có bảo hành để an tâm hơn khi đưa công trình vào sử dụng.
Tham khảo thêm: “Cùng tìm hiểu về những biện pháp chống thấm dột trần nhà”
THỢ GIÚP VIỆC – Đơn Vị Chuyên Cung Cấp Dịch Vụ Chống Thấm Uy Tín Và Chất Lượng

Nếu các bạn đang băn khoăn nên chọn đơn vị chống thấm nào tốt thì hãy liên hệ ngay Thợ Giúp Việc. Với kinh nghiệm nhiều năm trong dịch vụ chống thấm dột và áp dụng thành công những tcvn chống thấm và tiêu chuẩn nghiệm thu chống thấm hiện đại với đội ngũ công nhân lành nghề, Thợ Giúp Việc cam kết:
-
- Chống thấm dột triệt để cho công trình, đảm bảo không thấm lại.
- Hiệu quả chống thấm lâu dài, giúp tăng tuổi thọ cho công trình.
- Thi công nhanh chóng và đảm bảo đúng tiến độ.
- Chi phí cạnh tranh cực cao.
- Luôn có chế độ bảo hành lâu dài đến khách hàng.
Hàng ngàn khách hàng đã tin tưởng và lựa chọn sử dụng dịch vụ của chúng tôi. Hãy liên hệ với ngay hôm nay để nhận được tư vấn cùng các ưu đãi thật hấp dẫn!