Hiện nay xuất hiện các tác nhân ở bên ngoài như mưa nắng, gió, độ ẩm… thường có thể tác động rất lớn đến với ngôi nhà của bạn, gây ra các hiện tượng ẩm mốc, dột hoặc làm mất thẩm mỹ… Để có thể hạn chế tối đa được tình trạng này, sơn chống thấm chính là giải pháp tốt nhất. Vậy sơn chống thấm là gì? và cách sử dụng sơn chống thấm thế nào cho hiệu quả, Mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây để có thể hiểu thêm!
Sơn chống thấm là gì?
Sơn chống thấm là loại sơn được sử dụng có tác dụng ngăn chặn hiện tượng thấm dột trên bề mặt công trình thi công, xảy ra do bởi các tác động của môi trường như nắng, mưa, độ ẩm,… Lớp sơn chống thấm này có vai trò bảo vệ cho ngôi nhà của bạn, làm tăng tuổi thọ bề mặt tường, sàn… giữ cho bề ngoài ngôi nhà luôn mới đẹp và sạch sẽ.
Công dụng của sơn chống thấm
Mỗi loại sơn chống thấm sẽ mang một công dụng khác nhau, sơn chống thấm sẽ giúp ngăn chặn thấm nước trên các bề mặt nằm ngang, thẳng đứng, từ dưới lên trên và từ trong ra ngoài như một lớp áo giáp sắt kiên cố, sơn chống thấm còn có vai trò bảo vệ ngôi nhà của bạn trước những ảnh hưởng tiêu cực của thời tiết.
Sử dụng sản phẩm sơn chống thấm ngay từ đầu khi thi công xây dựng sẽ giúp gia tăng độ bền của kết cấu công trình. Vì vậy nó giúp công trình bền đẹp theo thời gian, hạn chế được các chi phí phát sinh như sửa chữa hư hại ngôi nhà do thấm dột hay xử lý chống thấm về sau.
Sơn chống thấm flinkote hiện nay có được chế tạo với rất nhiều ưu điểm và tính năng nổi bật, đặc biệt như chống nấm mốc, chống nóng, chống kiềm và chống muối hóa..
Tham khảo thêm: “Tìm hiểu về các loại màng chống thấm trên thị trường“
Phân loại các loại sơn chống thấm

Phân loại theo gốc
Các loại sơn chống thấm hiện nay được sản xuất với rất nhiều loại, nếu như bạn nắm được cách phân loại sơn chống thấm sẽ giúp cho mình chọn được loại sơn phù hợp với nhu cầu sử dụng. Cụ thể sơn chống thấm phân loại theo gốc sẽ bao gồm 4 loại như sau:
-
- Sơn chống thấm gốc xi măng: Bao gồm 2 loại là sơn chống thấm gốc xi măng một thành phần và sơn chống thấm gốc xi măng hai thành phần. Ưu điểm của loại sơn chống thấm này là độ bám dính bề mặt tốt, khả năng chống chịu nước và tuổi thọ đều rất cao. Tuy nhiên cũng nhược điểm của loại sơn này là khả năng chịu chấn động rung lắc kém, vì chống thấm bằng gốc xi măng không có khả năng co giãn được. Vậy nên bạn cần cân nhắc khi lựa chọn dòng sản phẩm này.
- Sơn chống thấm gốc Bitum chống thấm Polymer: Bao gồm 2 loại là sơn chống thấm dạng lỏng dùng để quét tạo màng ngăn nước và sơn chống thấm dạng màng khò. Loại sơn chống thấm này có ưu điểm là thực hiện thi công nhanh, không kén chọn các bề mặt sơn. Tuy nhiên nhược điểm của nó là độ bền, tuổi thọ và các nối màng có phần kém hơn các loại chống thấm khác.
- Sơn chống thấm gốc Silicate dạng thẩm thấu: Loại sơn chống thấm gốc này có rất nhiều ưu điểm như sau: Độ bám dính tốt, khả năng khắc phục mọi nhược điểm rò rỉ từ bên trong, có độ bền cao và rất đa năng sử dụng được trong mọi sự cố chống thấm. Nhược điểm duy nhất của loại sơn chống thấm này là giá thành của nó tương đối cao.
- Sơn chống thấm gốc PU-Polyurethane: Loại sơn này là hợp chất chống thấm hai thành phần dạng lỏng, gốc nhựa có dung môi, và đa tính năng. Sơn chống thấm gốc PU có khả năng bám dính,có độ che phủ bề mặt, và độ đàn hồi cao. Do vậy mà các vết nứt được che phủ hiệu quả mà không bị thấm dột nước. Nhược điểm của loại sơn này là giá thành của loại chống thấm này cũng cao hơn so với các loại chống thấm khác.
Phân loại sơn theo trong nhà – ngoài nhà
Sơn chống thấm đóng vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ căn nhà của bạn khỏi nắng mưa, ẩm ướt, nấm mốc. Tuy nhiên việc lựa chọn sử dụng sơn chống thấm trong nhà lại chưa được để ý bởi nhiều người quan niệm rằng chỉ cần bảo vệ ngôi nhà từ bên ngoài là đủ. Đây là một trong những kiến thức sai lầm, vì thế hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thông tin hữu ích ngay trong bài viết sau nhé.
Sơn chống thấm trong nhà
Sơn chống thấm trong nhà thực chất là vật liệu rất cần thiết và mang đem rất nhiều ưu điểm mà có thể bạn chưa biết, cụ thể:
-
- Bên trong của ngôi nhà cũng có nhiều khu vực phải thường xuyên tiếp xúc nhiều với nước, chịu ẩm thấp như nhà vệ sinh, hệ thống đường ống nước… Nếu như những vị trí này nếu không được sơn chống thấm bảo vệ sẽ khiến cho nước dễ xâm nhập vào gây phá vỡ cấu trúc, hư hại công trình, do đó việc xử lý chống thấm ngay từ ban đầu cho công trình là rất quan trọng.
- Khí hậu thời tiết của nước ta có mùa nồm, khiến cho tường dễ bị ẩm, làm xuất hiện tình trạng nấm mốc thậm chí là cả tình trạng có nước đọng chảy thành dòng ở trên tường. Sử dụng vật liệu sơn chống thấm trong nhà chính là một biện pháp hữu hiệu giúp bảo vệ các mảng tường không bị nước xâm lấn trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt như vậy.
- Hầu hết giá thành của các loại sơn chống thấm tốt nhất hiện nay trên thị trường hiện nay cũng khá hợp lý, phục vụ được nhu cầu đa dạng của tất cả khách hàng.
Sơn chống thấm trong nhà thường tối ưu các khả năng chống kiềm hóa, muối hóa và khả năng chịu nước cho kết cấu công trình. Việc bạn sử dụng sơn chống thấm trong nhà kết hợp với sử dụng sơn chống thấm ngoại thất sẽ bảo vệ tối ưu cho công trình của bạn trước các nguồn thấm, hạn chế tối đa các hiện tượng rạn nứt, bong tróc sơn, hư hại kết cấu của ngôi nhà do nguồn ẩm xâm nhập.
Đối với các khu vực thường xuyên phải tiếp xúc với nước
Với các vị trí thường tiếp phải xúc với nước nhiều như nhà tắm, bể bơi… thì cần được chú trọng thực hiện chống thấm ngay từ khi bắt đầu thi công thì kết cấu của công tình mới bền vững, không bị xâm lấn, hạn chế việc bị thấm dột tốt nhất.
-
- Đối với vị trí bề mặt tường tiếp xúc với nguồn ẩm nhiều như nhà tắm thì có thể lựa chọn lát đá để chống nước thấm vào kết cấu của công trình. Để có hiệu quả cao ngăn nước thấm vào tường tốt hơn thì khách hàng nên sử dụng sơn chống thấm một lớp rồi mới tiến hành thực hiện lát đá. Khi đó mảng tường vừa được lớp sơn chống thấm tốt nhất hiện nay bảo vệ, vừa được lớp gạch lát chống lại sự tác động của nước, giúp kéo dài tuổi thọ sử dụng hơn cho kết cấu của tường.
- Đối với các vị trí sàn nhà có tiếp xúc với nhiều với nguồn ẩm khác nhau. Thì cũng được khuyến khích nên sơn thêm một lớp chống thấm trước khi lát đá để có thể bảo vệ nền gạch tốt nhất trước sự xâm hại của các nguồn ẩm. Khi sàn nhà đã được sơn chống thấm rồi thì bạn sẽ không còn lo lắng nền nhà xảy ra hiện tượng gạch bị trồi sụt do phải chịu sự tác động của nguồn ẩm gây phá vỡ cấu trúc nền nhà bên dưới.
Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là bạn nên cân nhắc lựa chọn các loại chất chống thấm, sơn chống thấm chất lượng và có thương hiệu uy tín để đảm bảo hiệu quả cao nhất. Đừng vì ham rẻ mà dùng những loại vật liệu sơn chống thấm kém chất lượng dẫn đến tình trạng ngấm nước, khi đó khắc phục xử lý rất tốn kém.
Với tường trong nhà
Đối với những mảng tường ở trong nhà thì bạn cũng cần sử dụng vật liệu chống thấm chuyên dụng để xử lý nguồn nước thấm một cách triệt để.
-
- Với những công trình mới thi công thì nên thực hiện các biện pháp chống thấm ngay từ đầu để bảo vệ căn nhà trước những tác động ảnh hưởng từ môi trường. Sử dụng sơn chống thấm để kết cấu của bức tường được bền vững và không còn tốn chi phí cho việc phải sơn lại hay khắc phục hậu quả của việc diện tường bị ẩm mốc, bị tình trạng bong tróc…
- Đối với những căn nhà xây dựng đã lâu và đã bị ẩm mốc thì cần phải xử lý nguồn thấm một cách triệt để, sau đó phải đảm bảo cho bề mặt tường được sạch, khô và ổn định rồi mới tiến hành sơn lại tường trong ngôi nhà. Khi này để việc khắc phục tình trạng ẩm mốc, thấm nước mang đến hiệu quả nhất, các bạn hãy lựa chọn các loại sơn chống thấm delux trong nhà chất lượng như dòng sơn chống thấm WP 200 hoặc chất liệu sơn chống thấm WP 100.
Sơn chống thấm bên ngoài
Sơn chống thấm ngoại thất là lớp sơn được phủ bên ngoài cho ngôi nhà của bạn, ngoài tác dụng ngăn chống thấm ẩm cho ngôi nhà của bạn thì còn có tác dụng là lớp sơn trang trí cho bên ngoài công trình. Nếu bạn lựa chọn được loại sơn chống thấm bên ngoài phù hợp sẽ là chìa khóa để bảo vệ vẻ ngoài mới đẹp và chắc chắn cho ngôi nhà của bạn, với mỗi cách chống thấm sẽ có những ưu nhược điểm khác nhau.
-
- Với dòng chất liệu sơn chống thấm bên ngoài WP 200 và sơn chống thấm WP 100 sẽ giúp bạn tiết kiệm chi phí khi không cần sử dụng sơn lót và bột trét, giảm số lớp sơn thi công. Tuy nhiên các sản phẩm sơn chống thấm này lại có màu sắc hạn chế, ví dụ như sơn chống thấm WP 100 sẽ có màu theo màu của lớp xi măng kết hợp cùng. Để có thể tiết kiệm được chi phí, bạn có thể lựa chọn sử dụng sơn chống thấm bên ngoài cho mặt sau, mặt hông của ngôi nhà vừa giúp đảm bảo tiết kiệm chi phí đồng thời cũng có tác dụng chống kiềm hóa, muối hoá và chống rêu mốc tốt, ngăn chặn các vết nứt nhỏ cho các ngôi nhà một cách hoàn hảo.
- Với dòng sơn chống thấm ngoại thất cao cấp như WeatherGard, nếu có đủ điều kiện về kinh tế, bạn nên sử dụng loại sơn chống thấm này để sơn toàn bộ ngoại thất cho cả ngôi nhà. Nguyên nhân là dòng sơn này có điểm nổi trội là tích hợp nhiều khả năng như khả năng chống rạn nứt, chống thấm, chống bụi, chống rêu mốc,, không bị ăn mòn, kiềm hóa, muối hoá. Thêm vào đó, dòng sơn chống thấm ngoại thất WeatherGard còn có hơn 1000 khác nhau màu sắc đa dạng cho bạn thoải mái lựa chọn. Nói tóm lại thì bảo vệ ngôi nhà của chúng ta kỹ càng ngay từ đầu vẫn sẽ là giải pháp giúp tiết kiệm chi phí nhất về lâu về dài.
Xem thêm: “Tìm hiểu về phương pháp chống thấm ngược“
Các loại sơn chống thấm mang lại hiệu quả nhất hiện nay

Sơn chống thấm UTU
Sơn chống thấm UTU đây là sản phẩm sơn chống thấm pha xi măng, có độ bền cao. Loại sơn chống thấm này sử dụng công nghệ chống thấm NANO UTU POWER, và có công nghệ chống bong tróc màng sơn NANO LOCK, giúp tăng khả năng bám dính chặt bề mặt tường gấp 4 lần so với các loại sơn thông thường.
Dựa vào liên kết dạng lưới của các phân tử, kết nối chặt với nhau. Thêm vào đó, màng sơn chống thấm UTU có khả năng co giãn gấp 5 lần, khả năng chống rạn nứt bề mặt tường rất tốt.
Sơn chống thấm Dulux
Sơn chống thấm Dulux là loại sơn có khả năng che phủ tốt, có thể phủ kiến các vết nứt nhỏ trên tường. Nguyên liệu của loại sơn này an toàn, hoàn toàn không có chì và thủy ngân, do đó an toàn cho cả người thi công lẫn người sử dụng.
Sơn chống thấm tường ngoài trời Dulux tạo bề mặt tường được nhẵn mịn, có khả năng chống bám bụi, rêu mốc, góp phần giúp ngôi nhà mát mẻ hơn trong những ngày hè nắng nóng do có thêm khả năng giảm nhiệt.
Sơn chống thấm Sika
Sơn chống thấm Sika đáp ứng tốt tất cả những giải pháp thi công và nhu cầu sửa chữa, ngăn rò rỉ nước từ tầng hầm, bể nước, nhà vệ sinh, tường đứng cho đến sàn mái, sê-nô, ban công sân thượng trong các hạng mục công trình thi công xây dựng.
Sơn chống thấm Sika là loại sơn phong phú về chủng loại: Như vữa xi măng, nhũ tương bitum, sơn acrylic, sơn polyurethane, phụ gia bê tông> bên cạnh đó nó cũng đa dạng mẫu mã như nước, bột chống thấm, tấm màng khò nóng/tự dính, băng keo dán, băng cản nước, cao su trương nở….
Loại sơn chống thấm này dễ thực hiện thi công bằng chổi, bình phun, không có mùi và không bị dính vào tay khi sử dụng. Loại sơn này có khả năng kết dính tốt, trám kín các khe nứt, rất nhanh khô, sau khi tạo một thành một lớp phủ bền và linh hoạt. Với loại sơn này, bạn có thể kết hợp sử dụng được với mọi vật liệu, không phân biệt vật liệu cũ mới, đảm bảo an toàn cho sức khỏe cho người dùng và môi trường sống.
Sơn chống thấm Joton
Sơn chống thấm Joton có nhiều loại như chống thấm pha xi măng, sơn chống thấm pha màu. Khi thực hiện thi công loại sơn chống thấm Joton cần lưu ý không thi công dưới trời đang mưa, chuyển mưa hoặc khi độ ẩm không khí cao và mỗi lớp sơn cần cách nhau là 2h.
Sơn chống thấm Joton được sản xuất trên hệ thống dây chuyền công nghệ hiện đại, trong thành phần cấu tạo của sơn chống thấm Joton sử dụng công nghệ Nano có tính kháng khuẩn, có thể chống ẩm mốc tốt. Đây là loại chất liệu sơn có lớp sơn mịn, bóng, độ bền cao làm tăng tính thẩm mỹ và kéo dài tuổi thọ cho mỗi công trình thi công.
Sơn chống thấm Kova
Loại sơn chống thấm Kova này tuy có màu sắc chưa thực sự nổi bật nhưng lại có khả năng chống thấm cực kỳ tốt.
Sơn chống thấm Kova có khả năng bám dính với bề mặt của bê tông tốt, tránh bị rửa trôi hay bay bị màu, ít bị bám bụi dễ dàng thực hiện vệ sinh. Các phân tử sơn loại Kova này được liên kết chặt chẽ với nhau tạo ra sự đàn hồi, chịu được sự khắc nghiệt của thời tiết khí hậu.
Tìm hiểu thêm: “MỘT SỐ THÔNG TIN VỀ VẬT LIỆU CHỐNG THẤM 2 THÀNH PHẦN“
Những sai lầm kinh điển khi thực hiện chống thấm.

Sai lầm thứ 1: Chỉ thực hiện chống thấm những nơi ẩm ướt như vệ sinh, khu trồng cây, hồ bơi.
Việc thấm nước dột có thể xảy ra ở bất cứ ở đâu trong ngôi nhà của chúng ta Phần lớn chúng chịu bởi tác động từ môi trường: ẩm thấp, nắng gắt, mưa… luôn đánh vào những yếu điểm trong cấu trúc công trình.
Do đó những nơi tiếp xúc nhiều với môi trường như tường ngoài, sàn mái, mặt tiền mặt hậu … là những nơi cần ưu tiên thi công chống thấm đầu tiên. Việc chống thấm nước là biện pháp hiệu quả và giúp bạn tiết kiệm nhất nhưng lại gia tăng tuổi thọ công trình.
Sai lầm thứ 2: Sau khi loại bỏ lớp sơn cũ là có thể tiến hành thi công chống thấm ngay.
Không chỉ riêng thực hiện thi công sơn chống thấm tường mà với bất cứ lớp sơn nào, thì các chuyên gia luôn khuyến cáo bạn nên giữ cho bề mặt tường không chỉ sạch, mà còn phải được khô và ổn định với những tiêu chí rõ ràng trong thang đo.
Sai lầm thứ 3: Thấm nước ở đâu chống ở đấy để tiết kiệm.
Giây phút bạn nhìn thấy vết thấm bởi do bị ẩm tường cũng đồng nghĩa với việc tường nhà bạn đã bị thấm, ẩm ướt từ trước đó lâu rồi. Điều này dẫn đến việc dù bạn có khắc phục với việc chống thấm thì cấu trúc tường hay thậm chí bê tông cốt thép cũng đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Lúc này hiệu quả của thi công chống thấm nước cũng giảm đi đáng kể, vất vả và gây tốn kém hơn rất nhiều.
Sai lầm thứ 4: Những ai quan niệm rằng nếu đã thi công sơn chống thấm nên nhà tôi chẳng bao giờ phải lo thấm nữa.
Trên thế giới này không có gì là vĩnh cửu và lớp sơn chống thấm cho ngôi nhà của bạn cũng vậy. Tuy nhiên bạn có thể hoàn toàn yên tâm trước những tác động của thời tiết nhưng những vấn đề khác như co ngót của bê tông có thể khiến lớp sơn chống thấm không còn được như ngày đầu. Do đó bạn nên tiến hành kiểm tra định kỳ thường xuyên ngôi nhà của mình, đặc biệt là trước mùa mưa bão hay nồm ẩm nhé.
Cách dùng sơn chống thấm sao cho hiệu quả

Là một vật liệu xây dựng rất dễ sử dụng và thi công, sơn chống thấm khi được pha với xi măng sẽ tạo thành hỗn hợp hoàn hảo. Quy trình sử dụng sơn chống thấm để phát huy tối đa hiệu quả như sau:
Chuẩn bị bề mặt
Loại bỏ tuyệt đối các rêu mốc, sơn cũ, dầu mỡ, bụi phấn và các lớp vữa xi măng đã bị phong hóa. Đối với tường mới thi công cần để kết cấu vữa xi măng ổn định (tối thiểu là 12 ngày). Sau đó mới tiến hành phủ lớp sơn chống thấm. Để tăng cường độ bám dính tốt củ keo, cần làm ẩm bề mặt tường trước khi thi công.
Thi công
-
- Bước 1: Bạn cần trộn hỗn hợp xi măng với nước theo tỷ lệ 1kg xi măng : 0.5L nước.
- Bước 2: Tiếp theo bạn cần trộn hỗn hợp trên với 1kg CT-11A Plus và khuấy thật kĩ.
- Bước 3: Cuối cùng phủ 02-03 lớp hỗn hợp CT-11A, mỗi lớp chống thấm cách nhau 6-8 giờ. Lưu ý, cần để bề mặt lớp cuối khổ 4 ngày mới tiếp tục tiến hành các bước tiếp theo như trét bột sơn phủ…
Tham khảo thêm: “Bật mí một số thông tin tham khảo hữu ích nhất về phụ gia chống thấm“
Mua sơn chống thấm nhà ở đâu thì uy tín?
Hiện nay, với sự phát triển rộng rãi của sản phẩm sơn chống thấm, người tiêu dùng và thầu thợ có thể tìm mua chất chống thấm CT-11A chính hãng từ các đại lý uy tín để tránh được hàng giả, hàng nhái và có được giá tốt nhất đúng với giá mà hãng sản xuất đã niêm yết. Thợ Giúp Việc được phân phối sản phẩm ở nhiều tỉnh thành trên cả nước từ nhà phân phối, đại lý đến cửa hàng. Để tìm địa chỉ mua hàng hoặc đại lý phân phối theo khu vực gần nhất.
Với những kiến thức và thông tin trên về sơn chống thấm, các gia chủ cần có được cái nhìn tổng quát để có thể hiểu hơn, và giám sát được tính đúng đắn khi thực hiện thi công, phòng tránh các lỗi sai sót do kỹ thuật có thể xảy ra.
Kết luận
Trên đây là tất cả những thông tin mà Thợ Giúp Việc để các bạn có thể dễ dàng hiểu thêm về sơn chống thấm. Nếu quý khách có bất kỳ những thắc mắc nào muốn được giải đáp về Sơn chống thấm cũng như dịch vụ chống thấm có thể liên hệ ngay với Thợ Giúp Việc để nhận được những sự tư vấn nhiệt tình nhất.
Hân hạnh được phục vụ quý khách!