Sàn mái là phần rất quan trọng của công trình, chịu ảnh hưởng trực tiếp và tiếp xúc với môi trường bên ngoài. Việc chống thấm sàn mái không chỉ bảo vệ kết cấu công trình mà còn giúp duy trì tuổi thọ và giá trị của ngôi nhà. Vậy nguyên nhân gây thấm sàn mái đến từ đâu, bên cạnh đó là phương pháp chống thấm sàn mái nào hiệu quả, bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin chi tiết hơn.
VÌ SAO CẦN CHỐNG THẤM SÀN MÁI ?
Sàn mái là phần tiếp xúc trực tiếp với các yếu tố thời tiết như mưa, nắng, gió. Nếu không được chống thấm kịp thời, nước sẽ thấm vào kết cấu bê tông, gây ra hiện tượng nứt nẻ, ăn mòn và làm suy yếu kết cấu công trình, dẫn đến hậu quả không mong muốn. Việc chống thấm sàn mái giúp bảo vệ công trình khỏi các tác động của nước và độ ẩm, duy trì độ bền và tuổi thọ của ngôi nhà.
Dịch vụ tại Thợ: Thi công chống thấm sân thượng
CÁC NGUYÊN NHÂN PHỔ BIẾN GÂY THẤM SÀN MÁI VÀ HẬU QUẢ
Nguyên Nhân Gây Thấm Dột Sàn Mái Phổ Biến
Thấm dột sàn mái có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng có thể phân loại thành 6 nhóm chính sau đây:
- Thiết kế sàn mái không đạt chuẩn: Trong quá trình thi công đã làm độ dốc không phù hợp, không có máng hứng hoặc hệ thống thoát nước, khiến nước mưa đọng lâu và ngấm xuống
- Vật liệu xây dựng kém chất lượng: Sử dụng vật liệu chống thấm không phù hợp với điều kiện của công trình, không có độ bền cao, không khả năng co giãn tốt, dễ bị rạn nứt và bong tróc
- Thi công xây dựng không đúng kỹ thuật: Không tuân theo quy trình thi công chống thấm, sử dụng sai tỉ lệ kĩ thuật các loại vật liệu, không làm sạch bề mặt trước khi thi công, không bảo trì và bảo dưỡng định kỳ
- Công trình xây dựng đã lâu bị xuống cấp: Do tác động của thời gian và môi trường, sàn mái sau 1 thời gian dài đã bị ăn mòn, nứt nẻ, lún sụt, hoặc bị hư hỏng do va chạm, cần phải bảo dưỡng và sửa chữa
- Hệ thống đường ống nước bị rò rỉ: Do lắp đặt không chắc chắn, bị vỡ nứt, hoặc do bị gỉ sét, hoặc do bị tắc nghẽn, khiến nước chảy liên tục trên sàn mái
- Các yếu tố khác: Như co ngót đột ngột của bê tông, tác động lực từ bên ngoài làm sàn bị thủng, hoặc do các yếu tố thời tiết liên quan thiên tai như gió lốc, mưa đá.
Hậu Quả Của Thấm Dột Sàn Mái Nếu Không Sửa Chữa Kịp Thời
Thấm dột sàn mái không chỉ là một vấn đề về mặt thẩm mỹ, mà còn là một nguy cơ tiềm ẩn gây ra nhiều hậu quả khó lường và nghiêm trọng như:
- Làm mất tính thẩm mỹ của ngôi nhà: Thấm dột sàn mái sẽ làm cho bề mặt sàn mái bị nứt vỡ, ố vàng, bong tróc, xuất hiện các vết ẩm, nấm mốc, rêu mốc, hoặc thậm chí là các giọt nước rỉ ra từ trần nhà
- Làm giảm tuổi thọ của công trình: Thấm dột sàn mái sẽ làm cho kết cấu bê tông bị ăn mòn, giảm khả năng chịu lực, chịu nhiệt, và chống cháy. Điều này có thể dẫn đến các nguy cơ sập đổ hoặc hỏa hoạn
- Làm tốn kém về chi phí: Thấm dột sàn mái sẽ làm cho chi phí điện nước tăng lên do phải sử dụng máy sấy, máy hút ẩm hoặc máy lạnh. Ngoài ra, thấm dột sàn mái còn yêu cầu chi phí sửa chữa và bảo trì cao hơn so với việc phòng ngừa.
Cách Kiểm Tra Thấm Sàn Mái Tại Nhà Đơn Giản
Để kiểm tra thấm sàn mái tại nhà, bạn có thể thực hiện theo các quy trình chống thấm sàn mái sau đây:
- Bước 1: Kiểm tra bề mặt sàn mái xem có xuất hiện các dấu hiệu như ố vàng, bong tróc, nứt nẻ, lõm lún hay không. Nếu có, đó là dấu hiệu của thấm dột sàn mái
- Bước 2: Kiểm tra trần nhà xem có xuất hiện các vết ẩm, nấm mốc, rêu mốc hay không, nếu có, đó là dấu hiệu của thấm dột sàn mái
- Bước 3: Kiểm tra đường ống nước để xem có bị rò rỉ hay không. Nếu có, đó có thể là nguyên nhân gây ra thấm dột sàn mái
- Bước 4: Kiểm tra thiết kế sàn mái để xem có độ dốc phù hợp hay không. Nếu không, đó cũng có thể là nguyên nhân gây ra thấm dột sàn mái.
8 CÁCH CHỐNG THẤM SÀN MÁI HIỆU QUẢ NHẤT
1. Chống Thấm Sàn Mái Nhà Bằng Sikaproof Membrane
Sikaproof membrane dạng lỏng gốc bitum polymer cải tiến pha nước chống thấm bên ngoài bề mặt công trình, được sản xuất với mục đích chống thấm hoặc lớp sơn lót chống thấm, kĩ thuật thi công đơn giản, có bám dính chặt, che kín vết nứt, đàn hồi dẻo dai, khô nhanh, có giá thành rẻ, phù hợp nhiều mục đích.
2. Chống Thấm Sàn Mái Bằng Nhựa Đường
Nhựa đường chống thấm là sản phẩm chứa Bitum chống thấm phổ biến, dễ thi công và có độ bền cao. Sử dụng nhựa đường để chống thấm sàn mái, tạo ra lớp bảo vệ chống thấm trên bề mặt mái nhà, bề mặt đường, bể bơi, chống thấm bể nước và các công trình xây dựng khác giúp ngăn ngừa thấm dột hiệu quả.
3. Chống Thấm Bằng Chất Chống Thấm Sàn Mái Sơn Epoxy
Sơn Epoxy là loại sơn chống thấm có chứa các hạt chống thấm, dễ thi công và bảo trì. Các thành vật trong sơn epoxy hòa trộn đi vào các mảng bê tông, kết dính tạo màng chống thấm chặt chẽ, giảm thiểu sự ăn mòn do nước. Sơn Epoxy giúp tạo lớp màng chống thấm ngăn chặn hoàn toàn hiện tượng thấm nước vào bên trong bảo vệ các công trình lâu dài.
4. Chống Thấm Sàn Mái Bê Tông Bằng Flinkote
Flinkote là một loại vữa chống thấm có chứa các hạt chống thấm, là loại nhũ tương bitum ổn định, một thành phần, không pha sợi khoáng, khi khô tạo thành lớp màng chống thấm đàn hồi, bển vững, thích hợp sử dụng cho tấm lợp mái, matít nhựa đường, dá, gạch lá. Thi công Flinkote chống thấm giúp bảo vệ sàn mái khỏi thấm dột hiệu quả.
5. Cách Chống Thấm Sàn Mái Bằng Màng Bitum Khò Nóng
Màng Bitum khò nóng chứa nhiều bitum và hợp chất polymers APP nhằm phục vụ thi công chống thấm, có khả năng chịu nhiệt, thời tiết khắc tiệt, tia UV và chống thấm tốt. Thi công màng Bitum khò nóng giúp bảo vệ sàn mái khỏi các tác động của nước và độ ẩm.
6. Chống Thấm Sàn Bê Tông Bằng Xi Măng
Xi măng chống thấm là vật liệu chống thấm truyền thống, dễ thi công và có độ bền cao. Sử dụng xi măng chống thấm để bảo vệ sàn mái khỏi thấm dột nhưng phải tuân theo tỉ lệ pha chế phù hợp đảm bảo lớp bê tông xi măng có lớp cấu trúc chắc chắn.
7. Chống Thấm Mái Nhà Bằng Sơn Polyurethane
Sơn Polyurethane là một loại sơn nước chống thấm hai thành phần dựa trên gốc nhựa Polyurethane, là loại sơn chống thấm có độ bền cao, chịu được tác động của thời tiết, độ co giãn nở tốt, bám dính vật liệu cao và chống thấm nước rất tốt. Thi công sơn Polyurethane giúp tạo lớp màng chống thấm bền vững trên bề mặt sàn mái.
8. Cách Chống Thấm Sàn Mái Nhà Bằng Sơn Kova
Sơn Kova là loại sơn chống thấm chất lượng cao, dễ thi công và bảo trì, thân thiện với môi trường, chịu được tác động khắc nghiệt của thời tiết, chịu mài mòn và nước mặn, ngăn chặn sự sinh sôi của vi khuẩn/rêu mốc. Sử dụng sơn Kova để chống thấm sàn mái giúp bảo vệ công trình khỏi thấm dột.
QUY TRÌNH CHỐNG THẤM SÀN MÁI CHUYÊN NGHIỆP TẬN TÂM
Để bảo vệ ngôi nhà khỏi những tác động của thời tiết, việc chống thấm sàn mái là một bước không thể thiếu. Dưới đây là quy trình chống thấm sàn mái chuyên nghiệp và tận tâm, đảm bảo an toàn và độ bền cho ngôi nhà của bạn.
Bước 1: Chuẩn Bị Bề Mặt Chống Thấm Sàn Mái
Trước tiên, cần làm sạch bề mặt sàn mái, loại bỏ mọi bụi bẩn, dầu mỡ và các vật liệu không mong muốn khác. Kiểm tra và sửa chữa các khuyết điểm như nứt nẻ trên bề mặt sàn mái để đảm bảo quá trình chống thấm diễn ra hiệu quả.
Bước 2: Lựa Chọn Vật Liệu Chống Thấm
Có nhiều lựa chọn vật liệu chống thấm hiệu quả và phù hợp với điều kiện của công trình như Sika Membrane, nhựa đường, sơn Epoxy, màng bitum khò nóng, và Flinkote. Mỗi loại vật liệu có những ưu và nhược điểm riêng, phải lựa chọn phương pháp và vật liệu thích hợp với từng loại công trình và điều kiện thời tiết cụ thể.
Bước 3: Thi Công Chống Thấm Sàn Mái
Thi công chống thấm cần được thực hiện bởi đội ngũ chuyên nghiệp, tuân thủ nghiêm ngặt quy trình và kỹ thuật để đảm bảo chất lượng. Việc sư dụng các phương pháp, vật liệu cần phải đúng yêu cầu của nhà sản xuất và hướng dẫn sử dụng, cần phải có thợ tay nghề cao, thực hiện thi công chống thấm đảm bảo hiệu quả an toàn cho công trình
Bước 4: Kiểm Tra Và Bảo Dưỡng Công Trình
Sau khi thi công, cần thực hiện kiểm tra độ thấm dột và nghiệm thu công trình. Bảo dưỡng định kỳ cũng là một phần quan trọng để đảm bảo sàn mái luôn trong tình trạng tốt nhất.
BẢNG BÁO GIÁ THI CÔNG CHỐNG THẤM SÂN THƯỢNG SÀN MÁI BÊ TÔNG
Bảng báo giá thi công chống thấm sàn mái bê tông phụ thuộc vào nhiều yếu tố như diện tích, vật liệu sử dụng và điều kiện thực tế của công trình. Để có báo giá chi tiết và chính xác, bạn nên liên hệ với các đơn vị thi công uy tín để được tư vấn và hỗ trợ.
STT | Loại | Đơn Vị | Đơn Giá |
1 | Chống thấm bằng màng Bitum | M2 | 195.000 – 295.000 |
2 | Chống thấm bằng màng PU, Acrylic | M2 | 225.000 – 450.000 |
3 | Chống thấm với vật liệu gốc xi măng | M2 | 105.000 – 250.000 |
4 | Kova CT 11A pha với xi măng | M2 | 100.000 – 150.000 |
5 | Chống thấm bằng SIKA | M2 | 130.000 – 170.000 |
6 | Chống thấm bằng Epoxy | M2 | 300.000 – 350.000 |
7 | Chống thấm bằng Flinkote | M2 | 100.000 – 150.000 |
THỢ GIÚP VIỆC – ĐƠN VỊ THI CÔNG CHỐNG THẤM SÀN MÁI UY TÍN, CHUYÊN NGHIỆP
Thợ Giúp Việc đến hiện nay tự hào đơn vị thi công chống thấm sàn mái uy tín, chuyên nghiệp với đội ngũ kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm. Chúng tôi cam kết mang đến cho khách hàng những giải pháp chống thấm hiệu quả và bền vững, đáp ứng mọi yêu cầu kỹ thuật và thẩm mỹ. Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.
- Email: thogiupviec@gmail.com
- Tư vấn nhanh: 0888 203 779
- Địa chỉ: 618/34 Âu Cơ, Phường 10, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.