Chống thấm Composite

CHỐNG THẤM COMPOSITE – GIẢI PHÁP CHỐNG THẤM HIỆU QUẢ

Chống thấm Composite là một trong những phương pháp hiệu quả tiên tiến nhất hiện nay, được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau, từ xây dựng đến công nghiệp. Với những ưu điểm vượt trội như khả năng chống thấm nước, chống lại sự ăn mòn của hóa chất, chịu được áp suất lớn và có độ bền cao, composite đã chứng tỏ mình là một giải pháp chống thấm hiệu quả và bền vững. 

ƯU ĐIỂM CỦA VẬT LIỆU CHỐNG THẤM COMPOSITE

  • Chống thấm nước hiệu quả: Composite có khả năng chống thấm nước, ngoài ra còn chống được tia UV tuyệt vời, giúp bảo vệ công trình khỏi sự xâm nhập của nước mưa, nước ngầm và các yếu tố ẩm ướt khác
  • Chống ăn mòn hóa chất: Vật liệu làm bằng composite không bị ảnh hưởng bởi các hóa chất ăn mòn, hay bị rỉ sét, giúp bảo vệ bề mặt công trình trong môi trường khắc nghiệt, nơi thường xuyên tiếp xúc với hóa chất và nước
  • Độ bền cao: Với khả năng chịu lực và áp suất lớn, chống rỉ sét được các nhà thi công tin dùng khi composite có thể đảm bảo độ bền lâu dài cho công trình
  • Dễ dàng thi công và bảo trì: Chống thấm bằng composite có thể dễ dàng thi công trên nhiều bề mặt khác nhau và không yêu cầu kỹ thuật phức tạp. Việc bảo trì cũng đơn giản và ít tốn kém chi phí
  • Tăng tính thẩm mỹ: Màu sắc của loại vật liệu chống thấm này rất tươi sáng, phù hợp với nhiều loại công trình khác nhau, đảm bảo tính thẩm mỹ cao cho công trình.
Ưu điểm chống thấm Composite
Ưu điểm chống thấm Composite

Xem thêm: Top 20+ Vật Liệu Chống Thấm Tốt Nhất, Không Độc Hại, Giá Rẻ 2024

2 PHƯƠNG PHÁP CHỐNG THẤM BẰNG COMPOSITE PHỔ BIẾN

1. Chống Thấm Bằng Màng Composite

Thừa hưởng những đặc tính ưu việt từ chất liệu nhựa tổng hợp FRP, sản phẩm màng chống thấm composite cũng được thiết kế nhằm gia tăng tuổi thọ cũng như chống thấm và sự ăn mòn phá hoại của hóa chất, nước, chất thải… cho các công trình như tầng hầm, mái nhà, và khu vệ sinh. 

Màng composite có độ bền cao, khả năng chịu nhiệt tốt và chống lại sự ăn mòn của hóa chất. Việc thi công chống thấm bằng composite cũng khá đơn giản khi sử dụng màng, chỉ cần dán màng lên bề mặt cần chống thấm và đảm bảo không có khe hở.

Chống thấm màng Composite
Chống thấm màng Composite

Có thể bạn quan tâm: [Top 10+] Màng Chống Thấm Tự Dính Tốt Nhất Năm, Bền, Giá Rẻ

2. Keo Chống Thấm Composite

Keo chống thấm composite được tăng cường bằng vải thủy tinh kết hợp với vải Tissue, mang lại khả năng ngăn chặn sự xâm nhập của nước hiệu quả. Keo này nổi bật với tính ổn định và độ bền cao dưới sự tác động của thời tiết và môi trường khắc nghiệt.

Khi ở dạng lỏng, keo sẽ thẩm thấu vào các mao dẫn trong bê tông, tự đóng rắn và lấp kín các mao dẫn, tạo chân bám chắc trong bê tông và hình thành lớp màng chống thấm bền vững trên bề mặt​, chống thấm sàn, mái, tường, nền móng, tầng hầm, nhà vệ sinh, lô gia, bồn cây, bể nước các loại, bể ngầm, bể bơi

Chống thấm keo Composite
Chống thấm keo Composite

Mới: Đánh Giá Top 10 Loại Keo Chống Thấm Tốt Nhất Hiện Nay

QUY TRÌNH 4 BƯỚC CHỐNG THẤM BẰNG COMPOSITE

Bước 1: Làm Sạch Bề Mặt Chống Thấm

Trước khi thi công, bề mặt cần được làm sạch hoàn toàn, loại bỏ bụi bẩn, dầu mỡ và các tạp chất khác, các vị trí lồi lõm phải thực hiện bằng máy mài để làm phẳng, đảm bảo độ bám dính của vật liệu composite. Sau khi xử lý xong bề mặt cần phải vệ sinh sạch sẽ bằng cách sử dụng máy hút bụi để hút toàn bộ bụi bẩn trên bề mặt thi công.

Làm sạch bề mặt thi công chống thấm
Làm sạch bề mặt thi công chống thấm

>>> Chống thấm polyurethane – giải pháp vượt trội

Bước 2: Pha Chế Vật Liệu Composite

Pha keo và chất đông rắn theo tỷ lệ phù hợp, đối với các công trình ngoài trời có thể tăng tỷ lệ composite thành ⅓ để tăng thêm độ bền. Pha chế vật liệu composite theo tỷ lệ hướng dẫn sử dụng, bảm bảo hỗn hợp đồng nhất để đạt hiệu quả chống thấm tối ưu. Việc pha chế đúng tỷ lệ giúp vật liệu đạt được các đặc tính kỹ thuật tốt nhất, đảm bảo khả năng chống thấm và độ bền cao.

Pha chế đúng nguyên vật liệu chống thấm
Pha chế đúng nguyên vật liệu chống thấm

Bước 3: Tiến Hành Xử Lý Bề Mặt Chống Thấm Với Composite

Trước tiên cần phải bọc lớp phủ vữa đã pha, thi công vật liệu composite lên bề mặt cần chống thấm bằng cọ, con lăn hoặc máy phun sơn. Đảm bảo phủ đều và đủ độ dày, sử dụng con lăn đều tay để đạt hiệu quả chống thấm. 

Đợi lớp màng khô khoảng 20 phút thì phủ vải tissue để kết nối được với lớp keo thứ nhất. Lớp thứ hai làm tương tự như lớp thứ nhất. Việc thi công cần được thực hiện cẩn thận để tránh các lỗi kỹ thuật và đảm bảo chất lượng bề mặt.

Chống thấm Composite
Chống thấm Composite

Bước 4: Kiểm Tra Và Nghiệm Thu Quy Trình

Sau khi thi công, tiến hành kiểm tra kỹ lưỡng bề mặt để đảm bảo không có lỗi kỹ thuật. Đợi vài tiếng sau đó sử dụng nước, đổ ngập bề mặt để đảm bảo chống thấm, nếu phát hiện lỗi, tiến hành sửa chữa và hoàn thiện bề mặt. Việc nghiệm thu quy trình giúp đảm bảo chất lượng công trình và độ bền của lớp chống thấm bằng composite.

Kiểm tra nghiệm thu công trình
Kiểm tra nghiệm thu công trình

Xem thêm dịch vụ tại Thợ Giúp Việc:

LƯU Ý KHI THI CÔNG CHỐNG THẤM COMPOSITE

1. Làm Sạch Bề Mặt

Trước khi bắt đầu quá trình thi công chống thấm composite, cần phải làm sạch bề mặt thi công hoàn toàn. Bề mặt không được có bụi bẩn, dầu mỡ, và các tạp chất khác, các vết nứt, gãy phải trám, mài, làm phẳng. Độ ẩm trên mặt sàn cũng là một yếu tố quan trọng khi bề mặt phải khô ráo để đảm bảo vật liệu composite bám dính tốt nhất.

2. Thi Công Đúng Kĩ Thuật

Việc pha chế vật liệu chống thấm composite đúng tỷ lệ là rất quan trọng. Nhà sản xuất thường cung cấp hướng dẫn chi tiết về tỷ lệ pha chế và quy trình thi công, cần tuân thủ chặt chẽ để đảm bảo các đặc tính kỹ thuật tốt nhất của vật liệu được phát huy.

Bất kỳ sai lệch nào trong quá trình pha chế hoặc thi công đều có thể làm giảm hiệu quả của lớp chống thấm, dẫn đến các vấn đề về chất lượng và tuổi thọ của công trình​.

Thi công chống thấm Composite
Thi công chống thấm Composite

3. An Toàn

Người thi công cần sử dụng đầy đủ các trang thiết bị bảo hộ như khẩu trang, găng tay, kính bảo hộ, và áo bảo hộ để bảo vệ bản thân khỏi các hóa chất và các nguy cơ tiềm ẩn trong quá trình thi công. Các thợ tay nghề yếu cần làm chỉnh chu, từng bước để đạt hiệu quả cao.

BÁO GIÁ THI CÔNG CHỐNG THẤM COMPOSITE 2024

Giá chống thấm composite có thể dao động tùy thuộc vào loại vật liệu và diện tích cần thi công. Dưới đây là báo giá chống thấm mà bạn có thể tham khảo:

STT Loại  Đơn Vị Đơn Giá
1 Xử lí chống thấm bằng vật liệu Sơn Compostite M2 220.000đ
2 Chống thấm bằng vật liệu sợi thủy tinh Fiberglass Composite chuyên dụng M2 220.000đ
3 Xử lý vết nứt gây thấm dột bằng Keo Composite M2 350.000đ
4 Chống thấm bằng Màng khò Compostite M2 220.000đ

Để có báo giá chính xác và chi tiết, bạn nên liên hệ trực tiếp với các nhà cung cấp uy tín để nhận được tư vấn và báo giá cụ thể.

Báo giá thi công chống thấm bằng Composite cụ thể
Báo giá thi công chống thấm bằng Composite cụ thể

THỢ GIÚP VIỆC – MUA VÀ THI CÔNG CHỐNG THẤM COMPOSITE UY TÍN, CHUYÊN NGHIỆP

Thợ Giúp Việc đã hoạt động lâu năm trong lĩnh vực thi công chống thấm uy tín, cung cấp các sản phẩm và dịch vụ thi công chống thấm composite chất lượng cao. Với đội ngũ thợ lành nghề và kinh nghiệm, chúng tôi cam kết mang đến giải pháp chống thấm hiệu quả và bền vững cho công trình của bạn. Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn và hỗ trợ khách hàng trong việc lựa chọn vật liệu và phương pháp thi công phù hợp nhất.

  • Email: thogiupviec@gmail.com
  • Tư vấn nhanh: 0857 557 788
  • Địa chỉ: 618/34 Âu Cơ, Phường 10, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *