Tường bị thấm nước

4 PHƯƠNG PHÁP KHẮC PHỤC TƯỜNG BỊ THẤM NƯỚC HIỆU QUẢ NHẤT

Tường bị thấm nước là hiện tượng nước từ bên ngoài hoặc bên trong thấm vào tường, gây ra các vấn đề về ẩm mốc, bong tróc, hư hỏng cấu trúc. Tường là bộ phận quan trọng trong công trình, đóng vai trò bảo vệ, ngăn cách, tạo không gian sống. Do đó, việc xử lý tường bị thấm nước là cần thiết để bảo vệ ngôi nhà, sức khỏe và tài sản của gia đình.

NGUYÊN NHÂN TƯỜNG BỊ THẤM NƯỚC

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tường bị nước xâm nhập và dẫn đến bị thấm, có 2 nguyên nhân từ chủ quan và khách quan như sau:

Nguyên Nhân Khách Quan Khiến Tường Bị Thấm Nước

  • Thời tiết: Mưa nhiều, độ ẩm cao, gió mạnh là những yếu tố tác động trực tiếp đến tường nhà. Bản chất của xi măng là có đặc tính hút nước mạnh và có những mao quản có đường kính khoảng từ 20 – 40 micromet nên khi có nước xâm nhập vào những khe hở mao quản gây ra hiện tượng thấm bên trong
  • Địa hình: Vị trí ngôi nhà gần sông, biển, ao hồ, dễ bị ngập lụt, nước luôn va chạm và tác động cũng là nguyên nhân khiến tường bị thấm nước
  • Vật liệu xây dựng: Gạch, vữa, sơn không đạt chất lượng, bị hao mòn khi sử dụng lâu dài không có khả năng chống thấm cũng là nguyên nhân gây ra hiện tượng thấm nước.
Có nhiều nguyên nhân khách quan khiến tường bị thấm nước
Có nhiều nguyên nhân khách quan khiến tường bị thấm nước

7 Phương Pháp Chống Thấm Chân Tường Hiệu Quả

Nguyên Nhân Chủ Quan Khiến Tường Bị Thấm Nước

  • Thi công không đúng kỹ thuật: Không chủ động sử dụng những phương pháp ngăn thấm dột ngay từ những ngày đầu xây dựng. Các mối nối không kín, không được xử lý chống thấm. Bề mặt tường không được xử lý chống thấm. Thiếu lớp chống thấm hoặc lớp chống thấm không đạt tiêu chuẩn
  • Hệ thống thoát nước kém: Ống thoát nước bị tắc nghẽn, rò rĩ dẫn đến không thoát nước kịp thời khi gặp thời tiết mưa bão lớn dẫn đến mái nhà dột, nước mưa chảy và ngấm vào tường.
Nguyên nhân chủ qua thường xuất phát từ các yếu tố liên quan đến quá trình xây dựng và bảo trì
Nguyên nhân chủ qua thường xuất phát từ các yếu tố liên quan đến quá trình xây dựng và bảo trì

Tìm hiểu thêm: Trần Thạch Cao Bị Ngấm Nước – Cách Khắc Phục Nhanh Chóng

HẬU QUẢ CỦA TƯỜNG BỊ NGẤM NƯỚC

Tường bị ngấm nước có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng, bao gồm:

1. Ảnh Hưởng Đến Kết Cấu Và Độ Bền Công Trình

Bức tường bắt đầu xuất hiện các vết nứt ở nhiều nơi, nếu không được xử lý chống thấm kịp thời sẽ loang lỗ, bong tróc nhiều nơi, nứt tường dẫn đến hao mòn công trình. Khi đó, công trình dần suy yếu nhanh bị xuống cấp và tiềm ẩn nhiều nguy hiểm.

Sự thấm nước liên tục còn có thể làm giảm tuổi thọ của công trình, khiến cho các phần khác của ngôi nhà cũng bị ảnh hưởng theo thời gian.

Khi nước thấm vào tường, nó có thể làm cho các vật liệu xây dựng bị yếu đi
Khi nước thấm vào tường, nó có thể làm cho các vật liệu xây dựng bị yếu đi

2. Tăng Nguy Cơ Cháy Nổ, Chập Điện

Nước thấm vào các ổ điện hoặc dây điện âm tường có thể gây ra hiện tượng chập điện, dẫn đến nguy cơ cháy nổ. Điều này đặc biệt nguy hiểm trong các gia đình có trẻ nhỏ hoặc người già. Các thiết bị điện tử và điện gia dụng cũng có thể bị hỏng hóc nếu nước thấm vào, gây ra thiệt hại về kinh tế và nguy hiểm cho người sử dụng.

Các thiết bị điện tử và điện gia dụng cũng có thể bị hỏng hóc nếu nước thấm vào
Các thiết bị điện tử và điện gia dụng cũng có thể bị hỏng hóc nếu nước thấm vào

3. Mất Đi Vẻ Đẹp Của Ngôi Nhà

Tường bị thấm nước thường xuất hiện các vết ố vàng và nấm mốc, làm mất đi vẻ đẹp và giá trị thẩm mỹ của ngôi nhà. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến cảm quan mà còn có thể làm giảm giá trị bất động sản. Nước thấm vào tường có thể làm bong tróc sơn và giấy dán tường, khiến cho việc sửa chữa và bảo trì trở nên tốn kém và mất thời gian.

>>> Chống Thấm Dột Trần Nhà – 8 Cách Chống Thấm Hiệu Quả

4. Ảnh Hưởng Đến Sức Khỏe

Môi trường ẩm ướt là điều kiện lý tưởng cho vi khuẩn và nấm mốc phát triển. Điều này có thể gây ra các bệnh về đường hô hấp như viêm mũi, viêm xoang, hen suyễn, và các bệnh ngoài da. Sống trong một môi trường ẩm ướt và không sạch sẽ có thể gây ra căng thẳng và lo lắng, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của các thành viên trong gia đình.

Môi trường ẩm ướt là điều kiện lý tưởng cho vi khuẩn và nấm mốc phát triển
Môi trường ẩm ướt là điều kiện lý tưởng cho vi khuẩn và nấm mốc phát triển

PHƯƠNG PHÁP PHÁT HIỆN VÀ KIỂM TRA TƯỜNG BỊ THẤM NƯỚC

Kiểm Tra Vết Nứt và Bong Tróc: Kiểm tra kỹ lưỡng bề mặt tường để phát hiện các vết nứt hoặc khu vực bong tróc sơn. Đây là dấu hiệu ban đầu cho thấy nước có thể đang thấm vào bên trong cấu trúc tường.

Phát Hiện Ẩm Mốc: Tìm kiếm các dấu hiệu của ẩm mốc hoặc sự thay đổi màu sắc trên bề mặt tường. Ẩm mốc thường xuất hiện ở những nơi ẩm ướt, cho thấy nước đã thấm sâu vào tường và gây ra tình trạng này.

Sử Dụng Giấy Quỳ: Dán giấy quỳ tím lên những khu vực nghi ngờ trên tường. Giấy quỳ sẽ chuyển màu khi tiếp xúc với độ ẩm. Sự thay đổi màu sắc của giấy quỳ từ màu tím sang màu hồng hoặc đỏ sẽ chỉ ra sự hiện diện của độ ẩm, từ đó xác nhận tường có bị thấm nước hay không.

Phát hiện tường bị thấm nước
Phát hiện tường bị thấm nước

>>> Chống Thấm Nhà Vệ Sinh Bằng Sika Đơn Giản Với 7 Bước

CÁCH XỬ LÝ TƯỜNG NHÀ BỊ THẤM NƯỚC HIỆU QUẢ

Để xử lý tường nhà bị thấm nước một cách hiệu quả, bạn có thể thực hiện theo các bước và phương pháp sau:

Đối Với Tường Nhà Cũ

  • Bước 1: Làm Sạch Bề Mặt Tường

Dùng chổi cứng hoặc máy chà sàn để loại bỏ bụi bẩn, rong rêu, lớp sơn bong tróc, mảng bám, làm phẳng bóng trên bề mặt tường.

  • Bước 2: Tìm Hiểu Nguyên Nhân Thấm

Xử lí triệt để nguyên nhân sâu xa gây thấm, nhằm ngăn chặn nguyên nhân từ đầu, không để tình trạng thấm xảy ra lần nữa.

  • Bước 3: Xử Lí Trám Các Vết Nứt, Bong Tróc

Sử dụng vữa chống thấm hoặc keo chống thấm chuyên dụng để trám các vết nứt, bong tróc. Chọn loại vữa hoặc keo phù hợp phủ lại toàn bộ bề mặt bằng lớp chống thấm chuyên dụng như KOVA CT-11A Plus,… Sau đó phủ 2 – 3 lớp hỗn hợp chống thấm lên lớp vữa xi măng, mỗi lớp cách nhau 6 – 8 giờ.

  • Bước 4: San Phẳng Bề Mặt

Sau khi trám, dùng bay hoặc dụng cụ chuyên dụng để san phẳng bề mặt tường cho đều, có thể sử dụng gạch lót hoặc sơn trang trí để tạo độ thẩm mỹ cho ngôi nhà.

  • Bước 5: Để Khô

Để vữa hoặc keo khô hoàn toàn theo hướng dẫn của nhà sản xuất, sau đó tiến hành kiểm tra và nghiệm thu.

Xử lí tường bị thấm nước
Xử lí tường bị thấm nước

Đối Với Bức Tường Nhà Mới

Với các công trình xây dựng mới ngày nay thì hạng mục chống thấm tường và các hạng mục chống thấm khác luôn được chú trọng xử lý ngay từ lúc thi công để ngôi nhà có độ bền vững cao và hạn chế tối đa các tác động của môi trường.

  • Bước 1: Chuẩn Bị Bề Mặt

Kiểm tra kỹ tường nhà trước khi thi công nhằm để phát hiện các vết nứt, lỗ , các khu vực hồ vữa yếu mục đích ngăn chặn các nguyên nhân gây thấm từ đầu. Làm sạch bề mặt tường, loại bỏ bụi bẩn, mảng bám để thực hiện thi công.

  • Bước 2: Thi Công Lớp Chống Thấm

Sử dụng các loại sơn chống thấm, vữa chống thấm, phụ gia chống thấm chuyên dụng phù hợp cho các loại công trình. Sau đó phủ 2-3 lớp hỗn hợp chống thấm lên lớp vữa xi măng, mỗi lớp cách nhau 6 – 8 giờ, để thi công lớp chống thấm cho tường.

  • Bước 3: Thi Công Lớp Sơn Cuối

Để tăng độ bảo vệ và trang trí thêm cho bức tường, bạn nên phủ lên lớp sơn trang trí cuối cùng lên bề mặt tường, hoặc có thể lót gạch trang trí, để thêm phần kiên cố cho lớp màng bảo vệ sâu từ trong ra ngoài.

  • Bước 4: Kiểm Tra Và Xử Lý

Sau khi lớp chống thấm khô hoàn toàn, kiểm tra kỹ các mối nối, đảm bảo không thấm nước. Kiểm tra khả năng chống thấm của tường nhà, nếu phát hiện lỗi, cần xử lý lại ngay.

Xử lí tường bị thấm nước
Xử lí tường bị thấm nước

PHƯƠNG PHÁP CHỐNG THẤM TƯỜNG NHÀ HIỆU QUẢ

Để chống thấm tường nhà hiệu quả, bạn có thể áp dụng các phương pháp sau:

Cách Chống Thấm Tường Nhà Bằng Sơn Chống Thấm

Sơn chống thấm là giải pháp đơn giản và hiệu quả khắc phụ tường bị thấm nước được nhiều gia chủ dùng, sơn chống thấm không chỉ giúp tường chống thấm hiệu quả mà còn làm giảm độ bám dính của nấm mốc trên thường, chống thấm nước từ mọi yếu tố xung quanh bảo vệ được vẻ mỹ quan, độ bền cho toàn bộ căn nhà. Các loại sơn chống thấm bạn có thể tham khảo như: Sika, Dulux, Jotun, Kova, Polyturethane,…

Sơn chống thấm tường
Sơn chống thấm tường

Cách Chống Thấm Tường Bằng Foam

Rất nhiều trường hợp cần xử lý khắc phụ tường bị thấm nước bằng foam. Tuy nhiên với giải pháp chống thấm này đòi hỏi người thực hiện thi công phải đáp ứng những yêu cầu như yếu tố kỹ thuật cùng với trình độ tay nghề cao thì việc chống thấm mới đạt hiệu quả tối đa nhất.

Sử dụng Foam chống thấm
Sử dụng Foam chống thấm

Keo Chống Thấm Tường

Hỗ trợ rất tốt trong việc chống thấm tường, tránh tình trạng ẩm mốc và các vết nứt xuất hiện. Keo chống thấm nước có độ kết dính cao, ngăn chặn hiệu quả sự thâm nhập của nước. Khi sử dụng, lớp keo sẽ bám dính trên bề mặt vật liệu giúp mối dán được bền chắc. Keo chống thấm chủ yếu được sử dụng trong thi công công trình để chống tình trạng dột, rỉ nước.

Sử dụng keo chống thấm tường
Sử dụng keo chống thấm tường

Sử Dụng Phụ Gia Chống Thấm

Phụ gia chống thấm là một trong những vật liệu phổ biến và dễ áp dụng nhất để khắc phụ tường bị thấm nước mà không mất quá nhiều chi phí. Sử dụng phụ gia trộn vào bê tông để giúp cho kết cấu bê tông ổn định, giảm bớt sự thấm nước đi vào trong bêtông, từ đó ngăn chặn sự rạn nứt từ trong kết cấu.

Các loại phụ gia phổ biến như Kova CT11B, Sika Antisol S, CCP LATEX HC,…Tuy nhiên, đây chưa được xem là một phương pháp ngăn chặn thấm nước hiệu quả mà chỉ là giải pháp tạm thời.

NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý KHI XỬ LÝ TƯỜNG NHÀ BỊ THẤM NƯỚC

  • Tìm hiểu nguyên nhân: Kiểm tra kỹ vết thấm, phân tích môi trường, xem hệ thống thoát nước, ống nước có vấn đề gì không, tìm ra nguyên nhân sâu xa dẫn đến tình trạng thấm nước
  • Chọn vật liệu phù hợp: Lựa chọn sản phẩm, vật liệu chống thấm chất lượng, phù hợp với loại tường, mức độ thấm, điều kiện thời tiết và điều kiện thi công
  • Gia cố thoát nước: Kiểm tra, thông tắc, sửa chữa hệ thống thoát nước, đảm bảo không bị ứ đọng nước mưa thoát đúng cách
  • Liên hệ chuyên gia: Nếu không tự tin, hay tay nghề thi công vẫn chưa đảm bảo được hiệu quả, hãy liên hệ đơn vị thi công chuyên nghiệp để được tư vấn và hỗ trợ
  • Bảo trì định kỳ: Thực hiện bảo trì hệ thống thoát nước, ống nước, kiểm tra dột ngấm, thấm nước để phòng ngừa thấm nước vào tường.

THỢ GIÚP VIỆC – ĐƠN VỊ CHUYÊN THI CÔNG CHỐNG THẤM UY TÍN

Thợ Giúp Việc mang đến các giải pháp chống thấm tường hiệu quả cho mọi công trình, từ nhà ở, căn hộ chung cư đến các công trình công nghiệp và thương mại. Tự hào là đơn vị chuyên cung cấp các dịch vụ thi công chống nóng, chống dột, chống thấm uy tín và chuyên nghiệp tại Thành Phố Hồ Chí Minh. Với nhiều năm kinh nghiệm trong ngành chúng tôi cam kết mang lại kết quả hiệu quả nhất.

  • Email: thogiupviec@gmail.com
  • Tư vấn nhanh: 0888 203 779
  • Địa chỉ: 618/34 Âu Cơ, Phường 10, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *