Tìm hiểu những thông tin chi tiết về thi công điện nước

Tìm hiểu những thông tin chi tiết về thi công điện nước

Để có được một ngôi nhà đẹp thì ngoài việc trang trí, sắp xếp, thiết kế và thi công các phần của mặt tiền, các phòng của công trình ra … thì để đảm bảo công trình đẹp, thẩm mỹ thì việc thi công điện nước cũng là một phần rất quan trọng bởi nó sẽ quyết định đến đời sống sinh hoạt cũng như công năng sử dụng của công trình đối với mỗi gia chủ. Nếu như chúng ta thi công điện nước không tốt, thì khi có các bất kỳ vấn đề hỏng hóc nào xảy ra thì sẽ ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng đến cuộc sống và vô cùng phức tạp khi chúng ta khắc phục các vấn đề đó. Vì vậy trong phạm vị bài viết ngày hôm nay thì chúng tôi sẽ cung cấp những thông tin chi tiết về dịch vụ thi công điện nước cũng như những kinh nghiệm cần thiết khi thi công, hãy cùng theo dõi với chúng tôi nhé!

 

Thi công điện nước là gì?

    • Điện, nước sẽ được hiểu đơn giản là một hệ thống cấp điện, cấp nước cho căn nhà để đảm bảo các công năng sử dụng cốt lõi cũng như các nhu cầu tối thiểu cần có của ngôi nhà. Bởi vậy khi mà chúng ta thi công điện nước thì phải đảm bảo được tính an toàn và bền vững, thân thiện cũng như phù hợp với công năng sử dụng của gia chủ và phải có tính thẩm mỹ cao, tiết kiệm được chi phí cũng là một vấn đề đang được rất nhiều người quan tâm. Chính vì lẽ đó mà dịch vụ thi công điện nước được ra đời.
    • Ngoài ra các vấn đề về phương pháp phòng cháy và chữa cháy, điện nước, cách nhiệt cũng phải được quan tâm một cách triệt để, bảo hành nghiêm túc và hướng tới cái đẹp, tăng tính thẩm mỹ cũng như trong quá trình sử dụng công trình thì phải an toàn, hiệu quả và tiện ích nhất.
Thi công điện nước là gì?
Thi công điện nước là gì?

 

Tìm hiểu thêm:Thông tin tham khảo chi tiết về dịch vụ chống thấm

 

Lý do nên sử dụng dịch vụ thi công điện nước

Lý do nên sử dụng dịch vụ thi công điện nước
Lý do nên sử dụng dịch vụ thi công điện nước

Nhiều người vẫn còn cho rằng trong gia đình thì chỉ cần điện sáng, nước chảy là đủ. Còn việc lắp đặt hệ thống điện nước có đúng kỹ thuật hay không thì chẳng mấy ai quan tâm. Đây chính là quan niệm hoàn toàn sai lầm bởi vì những rủi ro với công trình sơ sài, xuống cấp là vô cùng lớn. Việc này thậm chí còn có thể gây nguy hiểm tới tính mạng của các thành viên trong gia đình. Thực tế ở Việt Nam hiện nay thì đã có rất nhiều các vụ việc rò rỉ điện bị giật chết người, mà nguyên nhân trực tiếp là đến từ việc lắp đặt hệ thống điện cũng không đúng kỹ thuật, không đảm bảo an toàn.

Dưới đây sẽ là những lí do mà bạn nên chọn sử dụng dịch vụ thi công điện nước:

    • Đảm bảo quá trình thi công đảm bảo đúng tiến độ: Với đội ngũ thi công điện nước có nhiều năm kinh nghiệm, độ uy tín và chất lượng, thì sẽ đảm bảo quá trình thi công và hoàn thiện công trình diễn ra hiệu quả và đáp ứng được các mục tiêu ban đầu đã đặt ra.
    • Đảm bảo các công năng: Các khu vực khi thi công điện nước đều sẽ được bố trí và thực hiện thi công dựa trên các thông tin có trong bản vẽ cho chính xác và cụ thể, có thể sẽ đáp ứng được tính an toàn và tính thẩm mỹ cho công trình.
    • Vật tư đảm bảo được chất lượng: Mỗi vật tư của đầu vào trong quá trình sản xuất đều sẽ được kiểm định nghiêm ngặt, đồng thời các đơn vị thi công điện nước sẽ sẵn sàng cung cấp cho khách hàng đầy đủ những thông tin để kiểm chứng các chất lượng vật liệu và cả công trình.
    • Tiết kiệm chi phí và thời gian: Nhờ việc thi công theo bản thiết kế, thì bạn sẽ dễ dàng dự tính được cho mình các chi phí cần trả và các chi phí phát sinh nếu như có. Từ đó, bạn sẽ có thể chọn được những loại vật liệu thích hợp và có chi phí hợp lý nhất. Bên cạnh đó, thì bạn sẽ tiết kiệm thời gian và sẽ không mất quá nhiều thời gian để lựa chọn các vật liệu thi công điện nước cũng như cách bố trí những đồ điện nước đó một cách sao cho hợp lý.

 

Tìm hiểu thêm:Thông tin tham khảo chi tiết về dịch vụ sửa nhà trọn gói

 

Các kỹ thuật trong thi công điện nước

Các kỹ thuật trong thi công điện nước
Các kỹ thuật trong thi công điện nước

Kỹ thuật thi công hệ thống điện

Các bước có trong quy trình thi công điện bao gồm:

    • Lắp đặt các đường ống để bảo vệ dây cáp điện âm tường và các đường ống ngầm dưới đất, cũng như các ống gas thoát nước của máy lạnh.
    • Quá trình lắp đặt sẽ tuân theo tiêu chuẩn của Việt Nam, tiêu chuẩn IEC và các chỉ dẫn thiết kế.
    • Các đường ống dùng trong công trình là loại nhựa dẻo, phải chịu được nhiệt và tác động của lực va chạm cơ khí và có thể uốn cong được dễ dàng. Các đường ống điện được chôn ngầm trong tường và sàn bê tông. Ở những vị trí có tầng kỹ thuật cao, thì ống đi trên sàn kỹ thuật phải được đặt nổi.
    • Các ống đặt trong sàn bê tông thì sẽ được tiến hành thi công sau khi công nhân đã xây dựng xong lớp sắt sàn. Ở vị trí chỉ có một lớp sắt sàn thì ống nhựa sẽ được đặt trên lớp sắt đó, còn ở những vị trí mà có hai lớp sắt thì các ống nhựa được đặt ở giữa hai lớp sắt đó. Tuyệt đối bạn không nên sử dụng các co nối ở những vị trí này, điều này sẽ ảnh nhiều đến việc kéo dây do góc cua dây quá gắt. Tất cả các đầu ống chờ khi kéo dây đều được bọc kín để tránh vật lạ lọt vào trong và có thể gây khó khăn cho việc kéo dây về sau.
    • Khi đặt ống điện ngầm tại những vị trí phải cắt ống và nối với nhau thì tất cả các đầu cắt sẽ phải được làm trơn trước khi nối dây để tránh tình trạng gây xước dây khi chúng ta luồn trong ống này.
    • Các ống Inox phải được uốn bằng các máy chuyên dụng, các chỗ cua của ống phải đảm bảo là không bị gãy khúc và các khớp nối được sử dụng phải là khớp nối chuyên dụng.
    • Các ống chôn ngầm được ở trong tường hay trần bê tông thì phải được cố định bằng xi măng hoặc bê tông sau khi đã cố định bằng thanh thép nằm ngang hoặc dây thép cột.
    • Ống chạy nổi có trên tầng kỹ thuật hoặc trong các hộp kỹ thuật thì sẽ được cố định bằng kẹp ống và khoảng cách giữa các kẹp sẽ không lớn hơn 1200mm.
    • Các ốc vít và tắc kê sẽ được dùng để gắn các kẹp ống lại với nhau và các lỗ được khoan bằng khoan điện.
    • Các hộp đèn, hộp công tắc của ổ cắm được đặt ở độ cao theo thiết kế và đơn vị sẽ dùng ống cân nước để xác định cho chính xác độ cao của các hộp và dùng thước nivo để đảm bảo cho các hộp sau khi đã lắp đặt và không bị nghiêng lệch.

Lắp đặt cáp điện

    • Công việc thi công và lắp đặt hệ thống dây điện, dây cáp điện cũng được thực sau khi đã hoàn thành xong các công việc về lắp đặt hệ thống ống và các hộp nối.
    • Số lượng dây có trong ống sẽ được tính toán sao cho chúng chỉ chiếm không quá 40% tiết diện của ống và tạo điều kiện để thay thế nếu như xảy ra sự cố.
    • Các dây điện, dây cáp điện đều phải được phân pha theo màu dây và được phân pha ở các khu vực theo đúng bản vẽ thiết kế.
    • Các đầu nối của dây cũng sẽ được đánh dấu theo số thứ tự và phân phối các dây điện để tạo điều kiện cho việc xác định các khu vực để khi xảy sự cố để cách ly, kiểm tra và sửa chữa.
    • Các đầu mối nối và đầu dây phải đảm bảo cách điện tuyệt đối hoàn toàn hệ thống, các mối nối và các đường dây nối nhau tuyệt đối không trùng trên các mặt cắt( phải so le với nhau). Khi lắp đặt thì phải thống nhất khoảng cách của các tuyến dây đặt trên trần, cho đến mép cửa, mép cột để không bị vướng khi lắp đặt các hạng mục.
    • Cáp đi trên các support tuyến ống, trên cột nhà, các cây kèo,… phải được cố định chắc chắn.
    • Cống của các dây cáp ngầm phải được đặt ở độ sâu tối thiểu là 800mm, những vị trí qua mặt đường hoặc những vị trí có phương tiện giao thông qua lại thì sẽ được luồn trong ống PVC có bê tông bảo vệ, có mật độ dây cáp đi trong ống và đường máng để đảm bảo nhỏ hơn hoặc bằng 40% nhằm giải quyết các vấn đề tản nhiệt của dây.
    • Tất cả các dây cáp được chôn ngầm thì phải được liên tục, không được nối dây cáp. Trong quá trình thi công và lắp đặt dây cáp, nếu như phát hiện bị lỗi, dây cáp bị vật nhọn sắc làm hỏng đi lớp bảo vệ, dây cáp bị lỗi do nhà sản xuất thì phải báo cáo ngay cho giám sát công trình để có những phương án trước khi lấp đất.

Lắp đặt tủ điện, bảng điện

    • Các tủ điện, bảng điện là loại tủ có bệ đỡ và tủ để gắn tường. Việc lắp đặt các tủ điện, bảng điện này thì sẽ kết hợp với các công tác xây dựng, trước khi hoàn thiện tường nhà thì sẽ định vị các thanh sắt và tắc kê để sau này thuận tiện cho việc lắp đặt tủ, bảng điện.
    • Trong các tủ điện sẽ nắn các bảng tên của các nhánh ra để thuận tiện cho việc kiểm tra và vận hành sau này. Các thiết bị có trong tủ sẽ được lắp đặt, đấu nối và chỉnh định bởi các công nhân có bậc cao về kinh nghiệm và sẽ thử nghiệm bằng các thiết bị điện chuyên dùng và được thực hiện bởi các chuyên viên. Bản vẽ có kích thước và chi tiết của các thiết bị có trong tủ sẽ được cung cấp cho chủ đầu tư và tư vấn giám sát trước khi chúng ta tiến hành sản xuất và lắp đặt tủ. Tủ điện sẽ được sản xuất, chế tạo và lắp đặt theo đúng quy định của hồ sơ mời thầu và theo tiêu chuẩn của IEC.
    • Các thiết bị được lắp đặt trong tủ sẽ được đặt ngay sau khi đã có quyết định trúng thầu để đảm bảo thi công đúng tiến độ.
    • Các tủ điện treo tường thì sẽ lắp đặt ngay sau khi hoàn thành xong lớp sơn nước một.
    • Dây tiếp địa cho tủ điện thì phải được tiến hành rải từ vị trí lắp đặt tủ và phân phối chính ra đến các vị trí cọc tiếp đất. Hệ thống cọc tiếp đất thì sẽ được tiến hành ngay sau khi san lấp xong phần mặt nền của sân vườn. Sau khi đã đóng đủ số cọc theo đúng bản thiết kế thì đơn vị thi công sẽ tiến hành đo điện trở của đất, nếu như điện trở không đạt theo đúng yêu cầu của thiết kế và quy phạm, thì đơn vị thi công sẽ tiến hành đóng thêm cọc tiếp đất cho đến khi nào điện trở của đất đo được và đạt yêu cầu thiết kế.
    • Sau khi tủ điện đã được đưa vào vị trí tiến hành và đấu nối dây tiếp đất vào thanh cái khi tiếp đất. Thì sử dụng đầu cốt cáp cho công việc của đấu nối.

Lắp đặt các thiết bị điện

    • Các vật liệu như là dây điện, aptomat và công tắc được đưa vào sử dụng cho công trình thì phải đảm bảo đúng chất lượng, chủng loại thì phải theo yêu cầu của thiết kế đồng thời cũng phải được sự đồng ý của chủ đầu tư.
    • Đèn chiếu sáng, các công tắc và các ổ cắm cũng phải được lắp đặt sau khi kéo dây và hoàn thành các lớp sơn cho hoàn thiện.
    • Các vị trí đèn đặt âm có trong sàn bê tông cũng phải được xác định vị trí trong quá trình xây dựng và đổ bê tông sàn kỹ thuật.
    • Các máng đèn âm trần, âm sàn bê tông thì sẽ được thiết kế và gia công để đảm bảo độ tỏa nhiệt của đèn khi hoạt động, và đơn vị thi công sẽ tạo ra các lỗ thoát nhiệt bằng lưới ở hai bên hông và đáy đèn, kích thước và chi tiết của máng đèn sẽ được cung cấp cho chủ đầu tư và sẽ được tư vấn, giám sát trước khi tiến hành sản xuất.
    • Các đầu dây điện khi được tuốt vỏ và gắn vào công tắc, ổ cắm và domino đèn sao thì nên cho phần dây được tuốt nằm gọn ở trong lỗ đấu dây, không được hở ra bên ngoài, như vậy sẽ dễ gây ra chạm chập, phần dây được tuốt cũng sẽ không được quá ngắn để tránh sự tiếp xúc không tốt.
    • Đèn sẽ được định vị ở trên trần hoặc tường bằng tắc kê thép sau khi công tác xây dựng đã hoàn tất.
    • Công tắc, ổ cắm ở trong quá trình lắp đặt thì được đo bằng cân nivo để đảm bảo cho ngay ngắn và mỹ thuật.
    • Sau khi đã lắp đặt hệ thống đường dây dẫn điện và các thiết bị điện thì phải tuân thủ chặt chẽ theo các qui trình qui phạm kỹ thuật, luôn luôn kiểm tra kỹ các bản vẽ thiết kế để bố trí thi công và phối hợp cùng với tiến độ của phần xây dựng.
    • Lắp đặt thì phải đúng theo các tuyến đã qui định sẵn trong bản vẽ thiết kế, các vị trí hộp điện, hộp chờ thì phải chính xác cả về vị trí và cao độ, đồng thời chúng phải đảm bảo chắc chắn, các đầu dây chờ thì phải có dấu để phân biệt cho dễ dàng, tránh gây nhầm lẫn.
    • Trong quá trình thi công thì phải đảm bảo không làm hư hỏng đến các dây điện khác, tránh làm dây đứt, sứt vỏ nhựa bảo vệ.
    • Khi lắp đặt đầy đủ các thiết bị điện thì cần phải tiến hành thử xông điện và kiểm tra xem sự hoạt động của toàn bộ hệ thống điện. Nếu như chưa đạt yêu cầu thì phải khắc phục ngay và kiểm tra lại cho kỹ lưỡng trước khi chuẩn bị bàn giao công trình và đưa vào sử dụng.

Công tác đấu nối kiểm tra, nghiệm thu đấu điện, thử nghiệm, vận hành

    • Công tác đấu nối được tiến hành kiểm tra, thử nghiệm và vận hành với đội ngũ công nhân có kinh nghiệm và trình độ chuyên môn cao.
    • Tất cả các đầu ruột cáp dây điện thì phải được bấm đầu cốt trước khi lắp đặt vào điểm nối của các thiết bị. Ngoại trừ các trường hợp kết cấu điểm nối tại thiết bị có công suất nhỏ và không cần sử dụng đầu cốt.
    • Kiểm tra sơ đồ của đấu nối, điện thế được sử dụng của thiết bị từ catalogue hoặc trên nhãn thiết bị trước khi tiến hành đấu nối.
    • Tất cả các hộp nối, đèn chiếu sáng, máy lạnh, máy quạt, cần đèn và trụ đèn thì phải được gắn mã số thiết bị nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý và bảo trì sau này.

Kỹ thuật thi công hệ thống cấp nước

Yêu cầu kỹ thuật thi công ống cấp nước

    • Trước khi tiến hành lắp đặt thì cần phải tính toán và lên sơ đồ cấp nước, lựa chọn đường kính của ống cấp nước sao cho phù hợp để đủ áp lực nước và không gây lãng phí. Nên lựa chọn các tuyến cấp nước sao cho ngắn nhất và an toàn nhất cho việc vận hành khi sử dụng.
    • Ống cấp nước có trong công trình sử dụng ống PPR. Vị trí lắp đặt của ống cấp nước âm tường thì cần phải được tính toán cẩn thận và tránh khi lắp đặt các thiết bị khoan vào ống nước.
    • Mỗi một khu vực thì sẽ dùng nước như là 1 khu vệ sinh hoặc 1 khu bếp thì phải có 1 van khóa để thuận lợi trong việc vận hành và sửa chữa khi gặp sự cố sau này.
    • Trong quá trình lắp đặt thì luôn có các biện pháp bảo vệ ống nước. Không nên để các dị vật đi vào trong ống làm bẩn ống và gây tắc ống.
    • Khi hàn ống nước thì phải lưu ý không hàn quá nhiệt, vì như thế sẽ làm hẹp tiết diện của ống, giảm áp lực trong nước và dễ gây ra tắc ống. Cũng như không được hàn thiếu nhiệt vì như thế sẽ không đủ nhiệt thẩm thấu, dễ bị rò rỉ các mối hàn.
    • Các vị trí đặt chờ cấp nước cho các thiết bị vệ sinh thì cần phải đảm bảo sao cho phù hợp và thuận tiện cho việc lắp đặt về sau.
    • Sau khi lắp ống xong thì cần phải tiến hành thử áp lực của đường ống cấp nước. Với công trình dân dụng có dưới 10 tầng thì áp lực thử là 5kg/cm2. Trong quá trình thử kiểm tra nếu như đảm bảo toàn bộ đường ống thì sẽ không rò rỉ.

Yêu cầu kỹ thuật của việc lắp đặt thiết bị vệ sinh

    • Các yêu cầu về men phủ có trên bồn cầu, lavabo và tiểu nam. Bề mặt chính cũng phải phủ men sáng và bóng đều toàn bộ. Không được có các vết nứt trên sản phẩm.
    • Các vị trí khi kết nối với đường ống cấp nước và thoát nước thì không được phép rò rỉ nước ra ngoài.
    • Trước khi bàn giao các thiết bị cho chủ đầu tư thì cần kiểm tra và vận hành xem thử thiết bị để dễ phát hiện và khắc phục các lỗi lắp đặt.

Kỹ thuật thi công hệ thống thoát nước

Ống thoát nước thường được sử dụng trong nhà là ống UPVC. Để hạn chế tình trạng tắc ống thì đường kính ống sử dụng phải đủ độ lớn. Ống càng lớn thì độ thoát nước càng an toàn nhưng lại phải tốn tiền và tốn không gian. Vậy thì bạn nên chọn đường kính ống như nào cho an toàn và tiết kiệm kinh tế nhất?
Đối với các công trình lớn thì cần phải lên sơ đồ hệ thống thoát nước, phân ra vùng thoát nước. Sau đó thì mới tính toán lưu lượng để lựa chọn các đường kính ống cho phù hợp. Còn đối với các công trình nhỏ thì thường sẽ chọn theo kinh nghiệm như sau:

    • Ống thoát nước nhà xí (thoát bồn cầu) thì tối thiểu ống là D110, nếu như tuyến ống thoát xí có từ 3 đến 5 xí thì ống sẽ có đường kính là D125.
    • Ống thoát của chậu rửa mặt (lavabo) là D42
    • Ống thoát sàn của nhà vệ sinh là D75 hoặc là D90 (với nhà vệ sinh nhỏ thì dùng 1 thoát sàn là D75, nhà vệ sinh lớn thì dùng 2 thoát sàn D75 hoặc là D90)
    • Ống thoát nước bồn tắm thì dùng ống D75.
    • Ống thoát nước máy giặt và thoát nước chậu rửa bát thì dùng ống D60 hoặc D75.
    • Ống thoát gom của nhà vệ sinh thì sẽ thường chọn là ống D75 hoặc D90. Và phải đảm bảo theo nguyên tắc đó là: Đường kính ống sẽ phải lớn dần theo chiều của nước chảy.

 

Tìm hiểu thêm: Báo giá sửa nhà ở chi tiết nhất

 

Kinh nghiệm khi thi công điện nước đúng kỹ thuật

Kinh nghiệm khi thi công điện nước đúng kỹ thuật.
Kinh nghiệm khi thi công điện nước đúng kỹ thuật.

Để thi công điện nước một cách an toàn, đúng kỹ thuật và tiết kiệm chi phí cho gia chủ thì việc đầu tiên mà các bạn cần làm đó chính là lên phương án thiết kế bản vẽ thi công điện nước sao cho phù hợp.

Đây là một việc làm vô cùng quan trọng giúp cho bạn sớm loại bỏ được các chi tiết thừa. Và bổ sung những chi tiết thiếu của công trình. Việc làm này còn giúp cho bạn tính toán được các khoản chi phí đầu tư ban đầu và tiết kiệm được các khoản chi phí phát sinh không đáng có. Thiết kế và thi công điện nước đòi hỏi người thực hiện phải có chuyên môn về lĩnh vực tốt và đã trải qua nhiều công trình khác nhau. Vì thế nếu như bạn không có chuyên môn thì hãy thuê một đơn vị để tư vấn, thiết kế chuyên nghiệp thì họ sẽ làm giúp cho bạn.

Bước tiếp theo là bạn nên triển khai thi công và giám sát quá trình thi công. Nên thực hiện đúng trình tự, quy trình thi công và làm đúng theo bản vẽ thi công đã được phê duyệt. Qua từng công đoạn thì đều phải thực hiện các công tác kiểm tra như đã nêu ở trên.

Ngoài ra còn có một số kinh nghiệm mà bạn cần lưu ý như:

    • Hiểu rõ được tình hình tài chính của bản thân: Trước khi thi công thì bạn hãy tổng hợp mọi nguồn lực tài chính của mình, cụ thể thì là số tiền thi công điện nước là bao nhiêu, bạn nên nắm chắc đồng tiền trong tay rồi sau đó hãy bắt đầu làm. Hãy tính dư ra một chút để tránh tình trạng thiếu hụt vốn khi đang đang thi công.
    • Lựa chọn đơn vị thi công điện nước chuyên nghiệp: So với tổng giá trị của cả công trình, thì việc bỏ ra tầm 8% đến 10% sẽ tùy thuộc theo từng công trình để thuê thi công điện nước thì không phải là quá cao. Đơn vị thi công điện nước sẽ có thể đảm bảo kết cấu, tính thẩm mĩ và các công năng sử dụng cho công trình. Ngoài ra họ còn có thể giúp bạn thực hiện các ý tưởng thi công một cách khoa học, tiết kiệm chi phí và phù hợp với dự toán, thi công khớp với bản vẽ và hạn chế được các tình trạng phát sinh chi phí đầu tư không mong muốn.
    • Lựa chọn vật liệu sao cho phù hợp: Vật liệu cho quá trình thi công điện nước là một trong những yếu tố chính để cấu tạo nên độ bền bỉ, an toàn và thẩm mĩ đối với gia đình có vốn đầu tư thấp, vật liệu thì không cần quá cầu kỳ, chỉ cần đảm bảo được chất lượng. Bạn nên lựa chọn những vật liệu điện nước mà phù hợp với kinh tế và mức đầu tư mà bạn đưa ra.       
    • Lựa chọn hình thức thi công cho khoa học: Thi công điện nước là một việc quan trọng, có thể ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của công trình bởi nó sẽ là cốt lõi của cả căn nhà. Nếu như bạn có kinh nghiệm, thì bạn hoàn toàn có thể dựa trên hồ sơ thiết kế công trình để thi công, như vậy sẽ tiết kiệm chi phí đồng thời sẽ đảm bảo chất lượng cho công trình tốt hơn.

 

Báo giá thi công điện nước theo m2

Báo giá thi công điện nước theo m2
Báo giá thi công điện nước theo m2

Nếu như bạn không phải là một người thợ kỹ thuật hoặc bạn khá bận với công việc riêng và bạn không có thời gian để thiết kế và thi công điện nước. Nếu như bạn đang tìm hiểu và cần tham khảo địa chỉ thi công điện nước cho mình thì bạn có thể tham khảo đơn giá thi công điện nước chung cư dưới đây:

Báo giá thi công điện nước cho văn phòng

Đối với hạng mục văn phòng, thì thông thường bạn sẽ chỉ thi công phần điện vì phần nước đã được thi công sẵn rồi. Để báo giá một cách chính xác nhất thì đơn vị thi công sẽ cần phải khảo sát mặt bằng hiện trạng hoặc khảo sát bản vẽ kỹ thuật. Giá thi công cho hạng mục điện của văn phòng thì sẽ phụ thuộc vào nhu cầu và độ phức tạp khác nhau:

    • Nếu thi công điện nổi thì mức giá sẽ dao động trung bình từ 90.000đ cho đến 150.000đ/m2.
    • Nếu như thi công điện âm tường, âm trần thì giá sẽ dao động từ 120.000đ đến 150.000đ.

Báo giá thi công điện nước cho nhà dân

    • Nhà phố thì sẽ tầm khoảng: 90.000m2
    • Biệt thự thì sẽ tầm khoảng: 120.000m2

Trong thi công điện nước, thì thông thường đơn vị sẽ báo giá thi công điện nước chỉ bao gồm các phần nhân công thi công. Còn về mảng các thiết bị, thì sẽ tùy theo nhu cầu của quý khách hàng sẽ có thể dễ dàng chọn và mua các thiết bị sao cho phù hợp nhất với các nhu cầu và mức đầu tư của gia chủ.

Các đơn vị thi công sẽ tiến hành cung cấp cho quý khách hàng những thông số kỹ thuật để mà có thể lắp đặt được. Tất nhiên là các đơn vị thi công có thể sẽ tư vấn cho bạn một cách cơ bản nhất về các tính năng cần thiết. 

 

Địa chỉ chuyên cung cấp dịch vụ thi công điện nước uy tín, chất lượng

Điện nước là một trong những yếu tố không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại của chúng ta ngày nay. Không có ngôi nhà hay văn phòng nào khi xây xong mà vẫn có thể hoạt động được nếu như chúng không có điện nước. Vì vậy, việc thiết kế và thi công điện nước sẽ có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc duy trì các hoạt động làm việc và cuộc sống của con người.  

Đặc biệt là khi các thiết bị này đều đã được đi ngầm trong các bức tường hoặc dưới sàn nhà. Nếu như bạn không chú ý và làm đúng ngay từ bước đầu tiên thì việc sửa chữa, lắp đặt sau này sẽ là vô cùng khó khăn. Giải quyết tất cả các vấn đề trên thì chúng ta cần phải tìm đến những đơn vị thiết kế và thi công điện nước chuyên nghiệp và uy tín.

Được biết đến là một trong những địa chỉ uy tín về thi công điện nước tại Thành phố Hồ Chí Minh, Thợ Giúp Việc đã và đang nhận được rất nhiều sự tin tưởng của khách hàng. Công ty có đội ngũ kỹ sư, thợ điện, thợ nước giàu kinh nghiệm, nhân viên rất nhiệt huyết, luôn tận tâm trong công việc và có trách nhiệm công việc cao. Ngoài ra dịch vụ chăm sóc khách hàng của Thợ Giúp Việc cũng vô cùng chu đáo. Ngay sau khi nhận được nhu cầu của khách hàng thì đơn vị sẽ tiến hành liên hệ với bạn, tư vấn miễn phí và tiến hành xây nhà trọn gói khi hai bên đã thỏa thuận xong mức giá. Với phương châm là “luôn thấu hiểu khách hàng” thì đơn vị sẽ cam kết cung cấp dịch vụ thi công điện nước chất lượng với mức giá thi công điện nước cạnh tranh nhất. Còn chần chừ gì nữa, nếu như bạn đang có nhu cầu thì hãy nhanh chóng liên hệ với Thợ Giúp Việc nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *